z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Chương trình DAPA và DACA

24 Tháng Mười Hai 20158:13 SA(Xem: 29922)
Chương trình DAPA và DACA

Chương Trình DAPA và DACA


chuong-trinh-dapa-va-daca-ditrumyCơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động liên bang yêu cầu Tối cao pháp viện bỏ lệnh cấm trên chương trình DAPA (Deferred Action for Parents of Americans and Lawful Permanent Residents) và chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) mở rộng

Ngày 7 tháng 12 năm 2015

Ngày 20 Tháng 11 năm 2015, chính quyền Obama kiến nghị lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ để nghe tranh luận liên quan đến một lệnh được ban hành do tòa phúc thẩm ở Texas, Hoa Kỳ về việc ngăn chặn việc thực hiện chương trình tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất cha-mẹ của công dân Mỹ và thường trú nhân (DAPA) và sự mở rộng của chương trình tạm hoãn trục xuất những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu (DACA)

Lịch sử của 2 chương trình DAPA và DACA

Chương trình DACA đã được tạo ra vào năm 2012 cung cấp cho những công dân nước ngoài đã được đưa đến Hoa Kỳ khi còn là trẻ em và những người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, khả năng tạm thời ở lại Mỹ và được phép làm việc. Trong năm 2014, Tổng thống Obama đã ra lệnh cấp cao (executive order) để mở rộng điều kiện cho chương trình DACA và để thực hiện chương trình DAPA, điều mà sẽ cung cấp lợi ích nhập cư tương tự như cha mẹ của công dân Mỹ và thường trú nhân hợp pháp. Vào tháng 2 năm 2015, một tòa án liên bang đã ban hành một lệnh cấm ngăn cản chương trình DAPA và các phiên bản mở rộng của DACA được thực hiện. Các lệnh này sau đó đã được duy trì bởi một tòa kháng án liên bang.

Tối cao pháp viện không bắt buộc phải tiếp nhận hồ sơ phúc thẩm

Khoảng 10.000 kiến nghị được nộp mỗi năm yêu cầu Tối cao pháp viện HoaKỳ cấp lệnh phúc thẩm – có nghĩa là để đồng ý xem xét lại quyết định của tòa án cấp dưới. Tối cao pháp viện thường đồng ý xem xét lại hoàn toàn chỉ khoảng 75 đến 80 trong tổng số các trường hợp yêu cầu phúc thẩm mỗi năm. Nếu tòa án tối cao từ chối mở phiên tòa, phán quyết cuối cùng là của tòa án cấp dưới. Thường mất khoảng sáu tuần cho Tối cao pháp viện  để quyết định liệu có cấp lệnh phúc thẩm hay không.

Trong trường hợp nếu Tối cao pháp viện từ chối cấp lệnh phúc thẩm, lệnh cấm sẽ vẫn có hiệu lực khi các vụ kiện tiến hành. Mặt khác, nếu tòa án đồng ý tiếp nhận trường hợp kháng cáo, Tòa án Tối cao sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc liệu các lệnh phải được dỡ bỏ.

Lời kết

Trường hợp này không những đã mang đến những người hưởng lợi tiềm năng của chương trình DAPA / DACA, mà còn có thể giúp thiết lập các giới hạn quyền lực của tổng thống về chính sách nhập cư của Hoa Kỳ.
31 Tháng Bảy 2020(Xem: 9576)
Không đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nếu Quý vị đã ở Đà Nẵng / Hội An từ ngày 12/7 trở lại đây. Do diễn biến COVID-19 hiện tại ở Việt Nam và các quy định về giãn cách xã hội trở lại của chính phủ Việt Nam, bất kỳ ai từng ở Đà Nẵng hoặc vùng lân cận (bao gồm Hội An) từ ngày 12/7/2020 trở lại đây sẽ không được vào các toà nhà của chúng tôi.
30 Tháng Bảy 2020(Xem: 12496)
Không cần chứng minh công việc và tài chánh quá nhiều, nếu đã từng đi du lịch được 1,2 nước thì cơ hội được cấp visa khá cao. Phải chứng minh mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam để chắc chắn sẽ trở về.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 23551)
First Consulting Group cùng với đội ngũ nhân viên làm hồ sơ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ liên tục theo sát tình hình hồ sơ để đảm bảo hồ sơ của bạn không bị kéo dài thời gian không cần thiết và sẽ có ngày phỏng vấn sớm nhất có thể.
21 Tháng Bảy 2020(Xem: 14831)
Visa L1 được quốc hội mở ra vào năm 1970, mục đích là để giúp cho việc đầu tư của những doanh nghiệp nước ngoài vào Mỹ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
14 Tháng Bảy 2020(Xem: 17243)
Yêu cầu bổ sung Request For Evidence (RFE) từ Sở di trú Mỹ (USCIS) là giấy yêu cầu bổ sung thông tin hoặc giấy tờ cần thiết cho hồ sơ của bạn, trước khi USCIS đưa ra quyết định cuối cùng. Những trường hợp nhận RFE đa phần vì cung cấp thiếu những thông tin hoặc giấy tờ quan trọng trong hồ sơ.
10 Tháng Bảy 2020(Xem: 11733)
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao có thể mở tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp nếu chúng ta qua Mỹ theo chương trình đầu tư định cư visa L1/EB1C.
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 11570)
Mẹ là Thường trú nhân sinh con ở nước ngoài thì đứa trẻ có được cấp visa cùng mẹ đi về Mỹ không hay người mẹ phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho con? Làm thế nào để con có thể được đi cùng mẹ về Mỹ?
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 13242)
Nếu quý vị kết hôn khi người con riêng đã trên 18 tuổi thì đứa trẻ không được bảo lãnh đi cùng. Khi người mẹ sang Mỹ có thẻ xanh mới nộp hồ sơ bảo lãnh con theo diện thường trú nhân bảo lãnh con trên 21 tuổi (diện F2B). Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm.
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 16904)
Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may rơi vào tình huống người bảo lãnh cho bạn mất trong khi hồ sơ vẫn đang chờ đợi để được cấp thị thực? Nếu bạn có đủ 2 điều kiện sau đây...
23 Tháng Sáu 2020(Xem: 9255)
Ngày 22 tháng 06 năm 2020, Sắc lệnh hiện tại đã được ban hành và các hạn chế mới được văn bản đề cập bao gồm: Sắc lệnh được áp dụng cho các công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo các diện H1B, H-4, H2B, L-1 hoặc L-2.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin