z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Cần làm gì để hồ sơ tại NVC được xử lý nhanh nhất?

27 Tháng Bảy 20203:31 CH(Xem: 23428)
Cần làm gì để hồ sơ tại NVC được xử lý nhanh nhất?

CẦN LÀM GÌ ĐỂ HỒ SƠ TẠI NVC ĐƯỢC XỬ LÝ NHANH NHẤT?


Khi hồ sơ bảo lãnh đến giai đoạn NVC, khách hàng thường hay đặt những câu hỏi như:
- Tôi và chồng/vợ tôi phải chuẩn bị những loại giấy tờ nào?
- Khi nào hồ sơ của tôi mới có lịch phỏng vấn?
- Tại sao hồ sơ anh/chị này nộp cùng lúc với tôi mà lại có lịch phỏng vấn trước tôi?

can-lam-gi-de-ho-so-tai-nvc-duoc-xu-ly-nhanh-nhat-ditrumyVậy, làm sao để có được ngày phỏng vấn sớm nhất?

Hồ sơ xin visa định cư Mỹ được sắp xếp lịch phỏng vấn dựa trên ngày “Complete” hồ sơ chứ không dựa vào các yếu tố may rủi hoặc ngẫu nhiên.

Có thể hiểu đơn giản “Complete” – hoàn thành nghĩa là:
- Hồ sơ đã hoàn tất các thủ tục lệ phí và đã nộp đầy đủ các giấy tờ cho NVC sau khi hồ sơ được mở.
- Khi “complete” hồ sơ thì lịch phỏng vấn sẽ được sắp xếp

Bạn cần phải làm gì?

1. Bạn phải luôn nhớ Mã code HCM và Invoice ID
 
Code sẽ được thông báo về email sau 4 tuần kể từ ngày NVC nhận được hồ sơ từ USCIS.
Mã invoice ID, quý khách có thể kiểm tra tại email đã đăng ký hoặc website https://secureforms.travel.state.gov/ask-nvc.php
 
2. Bạn phải thường xuyên gửi email cho NVC để cập nhập tình trạng hồ sơ qua https://secureforms.travel.state.gov/ask-nvc.php
 
Thông thường NVC mất 4-5 tuần phản hồi.
Lợi thế của cách này chính là email của bạn sẽ được cập nhập vào hệ thống, ngay khi có kết quả NVC sẽ gửi thư về email bạn đã đăng ký trước khi gửi qua đường bưu điện.
 
3.   Việc kiểm tra lịch chiếu khán hàng tháng là một bước quan trọng:
Bởi vì bạn sẽ nắm được ngày công bố lịch mở, NVC sẽ mở từng đợt và ngày ưu tiên của bạn phải trước ngày công bố trong lịch thì hồ sơ mới được giải quyết.
 
Danh sách giấy tờ cần chuẩn bị:
- 2 hình thẻ 5x5cm nền trắng
- Copy/scan trang hộ chiếu có thông tin (Passport)
- Copy/scan giấy khai sinh (Birth Certificate)
- Copy/scan hôn thú (Marriage Certificate)
- Copy/scan lý lịch tư pháp số 2 (Police certificate: lưu ý nếu ở nước ngoài trên 6 tháng cần có thêm Police Certificate của nước đó)
- Đơn bảo trợ tài chính (đơn này người bảo lãnh (Petitioner) phải ký sống rồi mới scan/copy)
- Hồ sơ khai thuế năm gần nhất, W2....
- Và một số giấy tờ chứng minh công việc hiện tại của người bảo lãnh và giấy tờ chứng minh đang sống ở nước Mỹ.
- Một số giấy tờ khác không bắt buộc và tùy trường hợp sử dụng: liên quan đến thu nhập của người bảo lãnh (tài sản, tiền ngân hàng, tham gia quân đội Mỹ nếu có…)
 
4. Khi NVC cung cấp mã số HCM và invoice ID: nhanh chóng đóng phí NVC ($120 lệ phí xét hồ sơ và $325 phí visa)

5. Kiểm tra thường xuyên để biết Đơn DS-260 đã mở chưa, và tiến hành điền đơn ngay khi nhận được thông báo.
 
6. Bạn cần kiểm tra kĩ đã đủ giấy tờ chưa và nên nộp đầy đủ hồ sơ đi một lần, nếu bổ sung giấy tờ thời gian xem xét cũng sẽ là 11 tuần kể từ ngày bổ sung. Điều này sẽ kéo dài tiến trình xét duyệt hồ sơ của bạn.

7. Liên tục theo dõi từ khi nộp hồ sơ online, website NVC có xảy ra sự cố gì với những tài liệu đã upload hay không?

First Consulting Group cùng với đội ngũ nhân viên làm hồ sơ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ liên tục theo sát tình hình hồ sơ để đảm bảo hồ sơ của bạn không bị kéo dài thời gian không cần thiết và sẽ có ngày phỏng vấn sớm nhất có thể.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
31 Tháng Bảy 2020(Xem: 9490)
Không đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nếu Quý vị đã ở Đà Nẵng / Hội An từ ngày 12/7 trở lại đây. Do diễn biến COVID-19 hiện tại ở Việt Nam và các quy định về giãn cách xã hội trở lại của chính phủ Việt Nam, bất kỳ ai từng ở Đà Nẵng hoặc vùng lân cận (bao gồm Hội An) từ ngày 12/7/2020 trở lại đây sẽ không được vào các toà nhà của chúng tôi.
30 Tháng Bảy 2020(Xem: 12389)
Không cần chứng minh công việc và tài chánh quá nhiều, nếu đã từng đi du lịch được 1,2 nước thì cơ hội được cấp visa khá cao. Phải chứng minh mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam để chắc chắn sẽ trở về.
21 Tháng Bảy 2020(Xem: 14730)
Visa L1 được quốc hội mở ra vào năm 1970, mục đích là để giúp cho việc đầu tư của những doanh nghiệp nước ngoài vào Mỹ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
14 Tháng Bảy 2020(Xem: 17091)
Yêu cầu bổ sung Request For Evidence (RFE) từ Sở di trú Mỹ (USCIS) là giấy yêu cầu bổ sung thông tin hoặc giấy tờ cần thiết cho hồ sơ của bạn, trước khi USCIS đưa ra quyết định cuối cùng. Những trường hợp nhận RFE đa phần vì cung cấp thiếu những thông tin hoặc giấy tờ quan trọng trong hồ sơ.
10 Tháng Bảy 2020(Xem: 11677)
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao có thể mở tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp nếu chúng ta qua Mỹ theo chương trình đầu tư định cư visa L1/EB1C.
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 11496)
Mẹ là Thường trú nhân sinh con ở nước ngoài thì đứa trẻ có được cấp visa cùng mẹ đi về Mỹ không hay người mẹ phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho con? Làm thế nào để con có thể được đi cùng mẹ về Mỹ?
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 13117)
Nếu quý vị kết hôn khi người con riêng đã trên 18 tuổi thì đứa trẻ không được bảo lãnh đi cùng. Khi người mẹ sang Mỹ có thẻ xanh mới nộp hồ sơ bảo lãnh con theo diện thường trú nhân bảo lãnh con trên 21 tuổi (diện F2B). Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm.
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 16719)
Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may rơi vào tình huống người bảo lãnh cho bạn mất trong khi hồ sơ vẫn đang chờ đợi để được cấp thị thực? Nếu bạn có đủ 2 điều kiện sau đây...
23 Tháng Sáu 2020(Xem: 9210)
Ngày 22 tháng 06 năm 2020, Sắc lệnh hiện tại đã được ban hành và các hạn chế mới được văn bản đề cập bao gồm: Sắc lệnh được áp dụng cho các công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo các diện H1B, H-4, H2B, L-1 hoặc L-2.
22 Tháng Sáu 2020(Xem: 12763)
Năm 2017, tôi rất ấn tượng với một trường hợp do tôi phụ trách. Đó là hồ sơ bảo lãnh anh chị em (F4) của một gia đình gồm cha mẹ và 2 người con đi kèm. Điểm đáng nói là một người con gần 34 tuổi và người con còn lại 32 tuổi, cả hai đều đủ điều kiện đi kèm theo đạo luật bảo vệ quyền trẻ em (Child Status Protection Act-CSPA).
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin