z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Sở Di Trú Sắp Áp Dụng Mẫu Đơn I-539 Mới

22 Tháng Ba 20198:41 SA(Xem: 19445)
Sở Di Trú Sắp Áp Dụng Mẫu Đơn I-539 Mới

Sở Di Trú Sắp Áp Dụng Mẫu Đơn I-539 Mới



Sở Di Trú sắp áp dụng mẫu đơn I-539 mới và thêm đơn I-539A vào ngày 8/3 - Một động thái không cần thiết của chính quyền Trump nhằm tạo nên khó khăn cho các đương đơn.


Theo thông tin từ Sở Di Trú, sắp tới đây vào ngày 8/3/2019 sớm hơn dự kiến là ngày 11/3, đơn I-539 xin chuyển dạng hoặc gia hạn tình trạng không định cư sẽ được áp dụng phiên bản mới và bộ đơn nộp sẽ có thêm I-539A. Sở Di Trú sẽ chấp nhận mẫu đơn cũ đến hết ngày 21/3.
Sở Di Trú Sắp Áp Dụng Mẫu Đơn I-539 Mới
Xin Visa Doanh Nhân MỹĐơn I-539 được dùng khá phổ biến, bao gồm:

  • Xin gia hạn đối với một số tình trạng không định cư nhất định
  • Xin chuyển dạng đối với một số tình trạng không định cư nhất định
  • Xin lấy lại tình trạng du học sinh F1 hoặc M1

Sở Di Trú sẽ mở rộng phạm vi thông tin mà họ cần đương đơn khai báo và sẽ thay đổi cách thức nộp đơn cũng như cách xét duyệt. Những thay đổi chính trong đơn I-539 mới cụ thể như sau:

  • Những người đi kèm với đương đơn chính của mẫu đơn I-539 phải nộp và ký thêm mẫu đơn I-539A. Ba mẹ hoặc người giám hộ có thể ký tên thay cho trẻ em dưới 14 hoặc những người đi kèm có vấn đề về tâm thần
  • Mỗi đương đơn và người đi kèm phải trả $85 phí lăn tay, trừ các cá nhân diện không định cư A, G, NATO như hướng dẫn trong đơn I-539 mới
  • Mỗi đương đơn chính và người đi kèm sẽ nhận thông báo về lịch hẹn lăn tay có kèm số hồ sơ, không kể tuổi tác. Cuộc hẹn lăn tay sẽ được xếp lịch tại trung tâm hỗ trợ thụ lý hồ sơ Application Support Center, gọi tắt là ASC gần nhất với nơi cư ngụ của bạn. Nếu người đi kèm muốn đặt lịch tại trung tâm ASC khác với đương đơn chính thì phải nộp riêng một đơn I-539.

Sở Di Trú sẽ từ chối bất kỳ đơn I-539 cũng như I-539A nào thiếu chữ ký hoặc phí lăn tay.

Phỏng Vấn Xin Visa Định Cư Diện Làm ViệcYêu cầu lăn tay này làm chậm thêm tiến trình đặc biệt với những người đi kèm mà đương đơn chính của họ đang nộp hồ sơ theo gói xét nhanh. Thông thường, Sở Di Trú chỉ áp dụng dịch vụ xử lý nhanh với những đương đơn nộp I-129, còn I-539 và I-765 chỉ xử lý đối với 1 số trường hợp đặt biệt. Với yêu cầu lăn tay mới này, những người đi kèm sẽ khó có thể xin dịch vụ xét nhanh. Việc bắt người đi kèm lăn tay thay vì đương đơn chính được cho là khá khó hiểu, đặc biệt với những người lăn tay là trẻ sơ sinh. Không chỉ vô lý, nó còn khiến cho một số những công dân nước ngoài đang làm việc tại Mỹ có nguy cơ bị từ chối khi xin gia hạn tình trạng với đơn I-129 của họ

Quy định mới về yêu cầu lăn tay này còn tạo thêm rào cản cho những công dân nước ngoài đang cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ với mong muốn được hành xử theo nguyên tắc công bằng và trung thực. Những người đi kèm hoàn toàn không cần thiết bị bắt lăn tay trong khi đương đơn chính không cần. Việc này không chỉ cản trở những người đi kèm được hưởng lợi ích của dịch vụ xét hồ sơ nhanh mà còn tạo nên những đình trệ không cần thiết với những người vợ hoặc chồng đi kèm muốn xin cấp phép đi làm với visa diện H4 hay L2. Chính quyền Trump cũng chuẩn bị ban hành luật mới nhằm tước quyền được đi làm của người vợ hoặc chồng của đương đơn H1B đang có visa H4. Yêu cầu lăn tay này cũng sẽ làm cho những người có visa H4 mất nhiều thời gian hơn để xin gia hạn tình trạng trước khi quy định mới về visa H4 có hiệu lực. Điều này chỉ khiến cho những người đang trong giai đoạn chờ cấp thẻ xanh thêm vô vọng vì tình trạng hồ sơ bị đình trệ không hồi kết.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
31 Tháng Bảy 2020(Xem: 9531)
Không đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nếu Quý vị đã ở Đà Nẵng / Hội An từ ngày 12/7 trở lại đây. Do diễn biến COVID-19 hiện tại ở Việt Nam và các quy định về giãn cách xã hội trở lại của chính phủ Việt Nam, bất kỳ ai từng ở Đà Nẵng hoặc vùng lân cận (bao gồm Hội An) từ ngày 12/7/2020 trở lại đây sẽ không được vào các toà nhà của chúng tôi.
30 Tháng Bảy 2020(Xem: 12448)
Không cần chứng minh công việc và tài chánh quá nhiều, nếu đã từng đi du lịch được 1,2 nước thì cơ hội được cấp visa khá cao. Phải chứng minh mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam để chắc chắn sẽ trở về.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 23499)
First Consulting Group cùng với đội ngũ nhân viên làm hồ sơ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ liên tục theo sát tình hình hồ sơ để đảm bảo hồ sơ của bạn không bị kéo dài thời gian không cần thiết và sẽ có ngày phỏng vấn sớm nhất có thể.
21 Tháng Bảy 2020(Xem: 14792)
Visa L1 được quốc hội mở ra vào năm 1970, mục đích là để giúp cho việc đầu tư của những doanh nghiệp nước ngoài vào Mỹ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
14 Tháng Bảy 2020(Xem: 17181)
Yêu cầu bổ sung Request For Evidence (RFE) từ Sở di trú Mỹ (USCIS) là giấy yêu cầu bổ sung thông tin hoặc giấy tờ cần thiết cho hồ sơ của bạn, trước khi USCIS đưa ra quyết định cuối cùng. Những trường hợp nhận RFE đa phần vì cung cấp thiếu những thông tin hoặc giấy tờ quan trọng trong hồ sơ.
10 Tháng Bảy 2020(Xem: 11720)
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao có thể mở tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp nếu chúng ta qua Mỹ theo chương trình đầu tư định cư visa L1/EB1C.
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 11548)
Mẹ là Thường trú nhân sinh con ở nước ngoài thì đứa trẻ có được cấp visa cùng mẹ đi về Mỹ không hay người mẹ phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho con? Làm thế nào để con có thể được đi cùng mẹ về Mỹ?
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 13188)
Nếu quý vị kết hôn khi người con riêng đã trên 18 tuổi thì đứa trẻ không được bảo lãnh đi cùng. Khi người mẹ sang Mỹ có thẻ xanh mới nộp hồ sơ bảo lãnh con theo diện thường trú nhân bảo lãnh con trên 21 tuổi (diện F2B). Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm.
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 16822)
Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may rơi vào tình huống người bảo lãnh cho bạn mất trong khi hồ sơ vẫn đang chờ đợi để được cấp thị thực? Nếu bạn có đủ 2 điều kiện sau đây...
23 Tháng Sáu 2020(Xem: 9231)
Ngày 22 tháng 06 năm 2020, Sắc lệnh hiện tại đã được ban hành và các hạn chế mới được văn bản đề cập bao gồm: Sắc lệnh được áp dụng cho các công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo các diện H1B, H-4, H2B, L-1 hoặc L-2.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin