z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Sự khác nhau giữa: Cư trú hợp pháp (Lawful Status), cư trú được cấp phép tạm thời (Period of Authorized Stay) và cư trú bất hợp pháp (Unlawful Presence)

02 Tháng Hai 20192:56 SA(Xem: 15892)
Sự khác nhau giữa: Cư trú hợp pháp (Lawful Status), cư trú được cấp phép tạm thời (Period of Authorized Stay) và cư trú bất hợp pháp (Unlawful Presence)

Sự khác nhau giữa: Cư trú hợp pháp (Lawful Status), cư trú được cấp phép tạm thời (Period of Authorized Stay) và cư trú bất hợp pháp (Unlawful Presence)


bao-lanh-con-bang-the-xanh-ditrumyCác bạn chắc hẳn đã từng gặp các cụm từ như lawful status, period of authorized stay, và unlawful presence. Chúng có mối liên hệ với nhau nhưng cũng có sự khác biệt rõ ràng và là khái niệm khá phổ biến trong lĩnh vực di trú. Tuy nhiên, sự khác biệt này dễ bị nhầm lẫn cũng như hơi phức tạp. Trong các trường hợp, một cá nhân nào đó hoặc là cư trú hợp pháp, hoặc là được cấp phép cư trú tạm thời trong giai đoạn chờ xét duyệt hoặc là cư trú bất hợp pháp. Chính vì vậy, thật sự cần thiết để chúng ta hiểu rõ về sự khác nhau giữa những khái niệm này.

 

Lawful Status (tình trạng cư trú hợp pháp)

bao-lanh-hon-nhan-dong-tinh-ditrumyTình trạng cư trú hợp lệ theo diện không định cư (hay còn gọi là cư trú hợp pháp tạm thời) nhìn chung được nhận biết dựa trên thời gian cư trú còn hạn của mẫu đơn I-94. Mẫu đơn này được cấp trên hệ thống điện tử bởi Cục hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (the U.S. Customs and Border Protection) gọi tắt là CBP hoặc Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (the U.S. Citizenship and Immigration Service), gọi tắt là USCIS. Tuy nhiên, chỉ I-94 thì vẫn chưa đủ để chứng thực bạn đang trong tình trạng cư trú hợp pháp theo diện không định cư. Bạn cần lưu ý tuân thủ những quy định ở diện cư trú không định cư của mình. Ví dụ như, cá nhân diện H1B phải làm việc cho công ty hoặc doanh nghiệp đã bảo lãnh mình, hay cá nhân theo diện H-4, không được cấp giấp phép lao động, thì không được đi làm dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu bạn không tuân thủ những quy định cơ bản trong diện cư trú của mình thì coi như bạn không đủ điều kiện cho diện cư trú đã được cấp. Trong một số trường hợp, sẽ được giải thích rõ hơn ở phần sau của bài viết, các diện F, M và J, nếu không tuân thủ các quy định của diện cư trú sẽ dẫn đến tình trạng cư trú bất hợp pháp.

 

Period of Authorized Stay (Cư trú được cấp phép tạm thời)

Có một số trường hợp, cá nhân nào đó tuy không đang trong tình trạng cư trú hợp lệ nhưng được cấp phép cư trú tạm thời bởi cơ quan thẩm quyền của chính phủ - Attorney General. Một trong những tình huống tiêu biểu nhất là khi bạn nộp đơn xin gia hạn hoặc chuyển diện với USCIS đúng thời hạn trong tư cách là công dân nước ngoài.

 

cam-nhap-vao-my-ditrumyĐơn xin chuyển diện hoặc gia hạn chỉ hợp lệ khi được nộp bởi một cá nhân đang trong tình trạng cư trú hợp pháp diện không định cư. Như đã giải thích ở trên, điều này nghĩa là I-94 của bạn phải đang còn hạn và bạn đang tuân thủ những quy định thuộc diện không định cư của mình. Trong hầu hết các trường hợp, khi mà tình trạng cư trú của một cá nhân bị hết hạn và có đơn xin chuyển diện hoặc gia hạn đang chờ xét duyệt thì cá nhân đó sẽ thuộc dạng cư trú tạm thời trong thời gian có hồ sơ chờ xét mặc dù tình trạng cư trú theo diện không định cư của cá nhân đó đã không còn. Tình trạng cư trú tạm thời này sẽ kéo dài cho đến khi nào USCIS ra quyết định về hồ sơ đang chờ xét duyệt của bạn. Nếu hồ sơ xin gia hạn hoặc chuyển diện của bạn được chấp thuận thì khoảng thời gian bạn cư trú quá hạn coi như hiện diện hợp pháp. Nhưng nếu đơn xin xét duyệt của bạn bị từ chối, và I-94 đã hết hạn, bạn sẽ bị cho là cư trú bất hợp pháp kể từ ngày hồ sơ bị từ chối.

Một ví dụ nữa thường thấy cho trường hợp cư trú tạm thời trong giai đoạn có hồ sơ chờ xét duyệt là khi một công dân nước ngoài đang có mặt tại Mỹ và đang trong thời gian chờ xét duyệt cho mẫu đơn I-485. Cá nhân chuyển diện mà không đang trong tình trạng cư trú hợp lệ theo diện không định cư (như diện H hoặc L) vẫn được xem là cư trú được cấp phép tạm thời trong giai đoạn có hồ sơ chờ xét duyệt, miễn là mẫu đơn I-485 của họ được nộp đúng quy cách và đang chờ xét duyệt.

 

Cư trú bất hợp pháp

Công dân nước ngoài không trong tình trạng cư trú hợp pháp hoặc không được cấp phép cư trú tạm thời trong giai đoạn có hồ sơ chờ xét duyệt thì sẽ coi như là cư trú bất hợp pháp. Nói một cách khác, những người cư trú bất hợp pháp là những người bị mất tình trạng cư trú. Tuy không hẳn là tính chất bắc cầu, nhưng trong một số trường hợp nhất định, như du học sinh diện F, M và J, nếu các bạn không duy trì tình trạng cư trú thì sẽ bị xem như là hiện diện bất hợp pháp.

Cư trú bất hợp pháp là khi một công dân nước ngoài đang ở Mỹ, I-94 sắp hết hạn mà không có bất kỳ hồ sơ xin gia hạn hoặc chuyển diện nào đang chờ xét duyệt. Số ngày ở bất hợp pháp sẽ tính từ ngày hết hạn I-94 đến khi bạn rời khỏi nước Mỹ. Nếu bạn có nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc chuyển diện và hồ sơ bị từ chối thì bạn phải rời khỏi nước Mỹ ngay lập tức hoặc sẽ bị cho là cư trú bất hợp pháp kể từ ngày hồ sơ bị từ chối.

Trong trường hợp bạn nộp đơn I-485 và bị từ chối, đồng thời tình trạng cư trú không định cư của bạn cũng hết hạn thì cũng coi như bạn bị cư trú bất hợp pháp. Thời gian cư trú bất hợp pháp sẽ kéo dài thêm trong quá trình xét duyệt và ra quyết định của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ - the U.S. Department of Homeland Security, gọi tắt là DHS . Các cá nhân không thông qua kiểm tra của Cục hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ CBP lúc nhập cảnh cũng bị cho là hiện diện bất hợp pháp trên đất Mỹ.

Trường hợp vi phạm những quy định trong diện cư trú cũng không khiến bạn bị cho là cư trú bất hợp pháp ngay lập tức.

doi-visa-khac-qua-visa-du-hoc-ditrumyNgoại trừ các công dân nước ngoài đang cư trú theo diện F,M và J (xem bên dưới), những cá nhân còn lại, khi vi phạm những yêu cầu của diện cư trú mà I-94 vẫn còn hạn thì sẽ không bị cho là cư trú bất hợp pháp ngay mà sẽ coi như cá nhân đó bị mất tình trạng cư trú hiện tại, nhưng vẫn đang trong giai đoạn cư trú tạm thời chờ xét duyệt, cho đến khi nào DHS hoặc người có thẩm quyền quyết định về di trú ra quyết định chính thức.

Điều này không có nghĩa là bạn được khuyến khích ở Mỹ trong giai đoạn chờ sau khi vi phạm tình trạng cư trú của mình. Bạn cần lưu ý để tránh hiểu nhầm về giai đoạn cư trú tạm thời, điều này không có nghĩa là bạn đang cư trú hợp pháp và có thể bị trục xuất bất kỳ lúc nào. Điều này chỉ có nghĩa là bạn chưa bị quy là cư trú bất hợp pháp, trong khoảng thời gian ngắn, nhưng sẽ có một số hình phạt nhất định theo luật nhập cư, sẽ được giải thích rõ hơn bên dưới.

 

Vi phạm tình trạng cư trú diện F, M và J

Những công dân nước ngoài trong tình trạng F, M và J, đang hiện diện ở Mỹ với thời gian cư trú trên I-94 được ghi là D/S, được xem như trong giai đoạn cư trú được cấp phép, trừ khi vi phạm tình trạng cư trú. Trong trường hợp đó, dựa theo chính sách nhập cư có hiệu lực kể từ ngày 9/8/2018, các cá nhân sẽ bị rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp. Những ví dụ về vi phạm tình trạng cư trú như bỏ học, hoặc đi làm chui. Trường hợp này thường gây trở ngại vì những cá nhân thuộc diện F,M hoặc J thường không nhận biết mình bị vi phạm cho tới khi được DSO của trường hoặc viên chức di trú thông báo (chẳng hạn như thông báo từ chối của Sở di trú). Những cá nhân vi phạm tình trạng cư trú nên tham khảo qua ý kiến của luật sư di trú có kinh nghiệm để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình

 

Những thực thi đối với trường hợp bị mất tình trạng cư trú hoặc cư trú bất hợp pháp.

Như đã nói, cá nhân với tư cách là công dân nước ngoài, nếu bị mất tình trạng cư trú sẽ bị trục xuất. Những người đã từng vi phạm tình trạng cư trú cũng gặp khó khăn khi xin lại hoặc xin gia hạn visa. Với những cá nhân tình trạng F, M hoặc J, vi phạm tình trạng cư trú sẽ dễ dẫn đến cư trú bất hợp pháp.

Cư trú bất hợp pháp cũng kéo theo những hình phạt khi rời khỏi nước Mỹ. Thông thường, nếu một công dân cư trú bất hợp pháp thì dấu mộc nhập cảnh sẽ mất hiệu lực. Cá nhân đó chỉ có thể nộp đơn xin lại visa tại lãnh sự quán Mỹ nơi họ cư trú. Cư trú bất hợp pháp trên 180 ngày sẽ bị cấm nhập 3 năm. Nếu cư trú bất hợp pháp từ 1 năm trở lên sẽ bị cấm nhập 10 năm.

Với những cá nhân bị mất tình trạng cư trú nhưng chưa thành cư trú bất hợp pháp thì khi rời khỏi Mỹ sẽ không bị cấm nhập 3 hay 10 năm. Trong một số trường hợp, thậm chí nếu thị thực vẫn còn hạn thì vẫn có thể nhập cảnh trong những lần sau. Chính vì vậy, cần phân biệt được là mình chỉ vi phạm tình trạng cư trú hay đã trở thành cư trú bất hợp pháp để có những lựa chọn đúng đắn về diện nhập cư cũng như lường trước những rủi ro cho hồ sơ nhập cư của mình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI: 
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118

22 Tháng Sáu 2020(Xem: 12792)
Năm 2017, tôi rất ấn tượng với một trường hợp do tôi phụ trách. Đó là hồ sơ bảo lãnh anh chị em (F4) của một gia đình gồm cha mẹ và 2 người con đi kèm. Điểm đáng nói là một người con gần 34 tuổi và người con còn lại 32 tuổi, cả hai đều đủ điều kiện đi kèm theo đạo luật bảo vệ quyền trẻ em (Child Status Protection Act-CSPA).
22 Tháng Sáu 2020(Xem: 9656)
Nếu quý vị là thường trú nhân Hoa Kỳ (LPR) đang không thể trở lại Hoa Kỳ do dịch COVID-19, một số thông tin bên dưới đây có thể hữu ích cho quý vị. Xin lưu ý Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ không có thẩm quyền gì về chính sách đi lại đối với thường trú nhân (LPR).
17 Tháng Sáu 2020(Xem: 13766)
Bắt đầu từ Thứ Hai ngày 29/6, Lãnh sự quán sẽ tiến hành phỏng vấn các đương đơn xin thị thực diện IR-1, IR-2, CR-1 và CR-2 vốn trước đó đã có lịch hẹn phỏng vấn trong tháng 3, tháng 4, và tháng 5 nhưng bị hủy do dịch COVID-19.
15 Tháng Sáu 2020(Xem: 12293)
Khi khai sinh của bạn bị đăng ký trễ hạn – ví dụ bạn sinh năm 1970 mà tới năm 1980 bạn mới đi đăng ký khai sinh – bạn đăng ký khai sinh trễ mất 10 năm. Đối với những trường hợp này Sở di trú hay thắc mắc hoặc nghi ngờ về việc khai không đúng tuổi, yêu cầu bạn phải giải thích về việc tại sao lại đăng ký trễ.
15 Tháng Sáu 2020(Xem: 37690)
Mẫu đơn DS-260 là đơn xin visa định cư được điền online trên website của NVC. Bạn phải hoàn tất mẫu đơn này mới được tham dự buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán. Thời gian điền mẫu đơn bị giới hạn vì vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết để điền cho nhanh và chính xác, tránh thời gian hết hạn phải đăng nhập lại từ đầu.
11 Tháng Sáu 2020(Xem: 9818)
Bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục bàn về những ngành nghề nào các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu để đầu tư định cư Mỹ với visa đầu tư L1/EB1C sau khi dịch bệnh Coronavirus đã được khống chế.
08 Tháng Sáu 2020(Xem: 17416)
Tôi năm nay 43 tuổi, đã từng có gia đình và có con 17 tuổi, hiện tại đã li hôn. Mẹ tôi có thẻ xanh Mỹ, vậy mẹ tôi có thể bảo lãnh cho tôi và con tôi có được đi theo tôi hay không? Câu trả lời là mẹ bạn hoàn toàn có thể bảo lãnh bạn và con bạn được đi cùng theo diện Thẻ xanh bảo lãnh con trên 21 tuổi độc thân (diện ưu tiên F2B).
04 Tháng Sáu 2020(Xem: 10186)
Thời gian qua, First Consulting Group nhận được rất nhiều câu hỏi về cách thức theo dõi hồ sơ bảo lãnh ở giai đoạn Sở di trú (USCIS). Đã có rất nhiều trường hợp khách hàng đổi địa chỉ mà không báo với USCIS gây thất lạc giấy tờ và bỏ lỡ những thông báo quan trọng dẫn đến hồ sơ bị từ chối 1 thời gian dài mà không hay biết.
03 Tháng Sáu 2020(Xem: 13272)
Nguyen Alex, 32 tuổi, bác sĩ nha khoa, công dân Mỹ gốc Việt và vị hôn thê Phượng Lê, 29 tuổi, nhân viên văn phòng của một công ty ở Huế, sau gần hai năm hẹn hò, tìm hiểu nhau, yêu nhau rồi nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê. Cuối cùng đã được cấp visa K1.
31 Tháng Năm 2020(Xem: 11201)
Bài viết này chúng ta sẽ bàn về những ngành nghề nào các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu để đầu tư và hoạt động tại Mỹ qua chương trình visa đầu tư định cư L1/EB1C, và qua đó tận dụng được cơ hội phát triển doanh nghiệp của mình khi nước Mỹ tung ra những gói kích cầu để phát triển kinh tế sau đại dịch Coronavirus.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin