z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Chương trình DAPA và DACA

24 Tháng Mười Hai 20158:13 SA(Xem: 29900)
Chương trình DAPA và DACA

Chương Trình DAPA và DACA


chuong-trinh-dapa-va-daca-ditrumyCơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động liên bang yêu cầu Tối cao pháp viện bỏ lệnh cấm trên chương trình DAPA (Deferred Action for Parents of Americans and Lawful Permanent Residents) và chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) mở rộng

Ngày 7 tháng 12 năm 2015

Ngày 20 Tháng 11 năm 2015, chính quyền Obama kiến nghị lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ để nghe tranh luận liên quan đến một lệnh được ban hành do tòa phúc thẩm ở Texas, Hoa Kỳ về việc ngăn chặn việc thực hiện chương trình tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất cha-mẹ của công dân Mỹ và thường trú nhân (DAPA) và sự mở rộng của chương trình tạm hoãn trục xuất những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu (DACA)

Lịch sử của 2 chương trình DAPA và DACA

Chương trình DACA đã được tạo ra vào năm 2012 cung cấp cho những công dân nước ngoài đã được đưa đến Hoa Kỳ khi còn là trẻ em và những người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, khả năng tạm thời ở lại Mỹ và được phép làm việc. Trong năm 2014, Tổng thống Obama đã ra lệnh cấp cao (executive order) để mở rộng điều kiện cho chương trình DACA và để thực hiện chương trình DAPA, điều mà sẽ cung cấp lợi ích nhập cư tương tự như cha mẹ của công dân Mỹ và thường trú nhân hợp pháp. Vào tháng 2 năm 2015, một tòa án liên bang đã ban hành một lệnh cấm ngăn cản chương trình DAPA và các phiên bản mở rộng của DACA được thực hiện. Các lệnh này sau đó đã được duy trì bởi một tòa kháng án liên bang.

Tối cao pháp viện không bắt buộc phải tiếp nhận hồ sơ phúc thẩm

Khoảng 10.000 kiến nghị được nộp mỗi năm yêu cầu Tối cao pháp viện HoaKỳ cấp lệnh phúc thẩm – có nghĩa là để đồng ý xem xét lại quyết định của tòa án cấp dưới. Tối cao pháp viện thường đồng ý xem xét lại hoàn toàn chỉ khoảng 75 đến 80 trong tổng số các trường hợp yêu cầu phúc thẩm mỗi năm. Nếu tòa án tối cao từ chối mở phiên tòa, phán quyết cuối cùng là của tòa án cấp dưới. Thường mất khoảng sáu tuần cho Tối cao pháp viện  để quyết định liệu có cấp lệnh phúc thẩm hay không.

Trong trường hợp nếu Tối cao pháp viện từ chối cấp lệnh phúc thẩm, lệnh cấm sẽ vẫn có hiệu lực khi các vụ kiện tiến hành. Mặt khác, nếu tòa án đồng ý tiếp nhận trường hợp kháng cáo, Tòa án Tối cao sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc liệu các lệnh phải được dỡ bỏ.

Lời kết

Trường hợp này không những đã mang đến những người hưởng lợi tiềm năng của chương trình DAPA / DACA, mà còn có thể giúp thiết lập các giới hạn quyền lực của tổng thống về chính sách nhập cư của Hoa Kỳ.
21 Tháng Tư 2020(Xem: 15468)
Bạn có hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ rơi vào một số diện phải chờ đợi rất lâu như: bảo lãnh anh chị em (F4) – khoảng 14 năm, Thẻ xanh bảo lãnh con trên 21 tuổi độc thân (F2B) – khoảng 6 năm, Quốc tịch bảo lãnh con trên 21 tuổi độc thân (F1) – khoảng 7 năm, Quốc tịch bảo lãnh con trên 21 tuổi có gia đình (F3) – khoảng 13 năm. Vì thời gian chờ đợi lâu nên bạn phải thường xuyên theo dõi lịch chiếu khán để biết hồ sơ của mình đã đến ngày đáo hạn chưa.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 14096)
Để nộp đơn bảo lãnh cho anh chị em Công dân Mỹ cần phải chứng minh mối quan hệ của họ là anh chị em, cách đơn giản nhất là dùng khai sanh để chứng minh có cùng cha cùng mẹ hoặc cùng một cha hoặc cùng một mẹ.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 13000)
Các quy định về “Gánh nặng xã hội” (Public charge) đã được Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) chính thức áp dụng kể từ ngày 24/2/2020 trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, ngoại trừ tiểu bang Illinois. Theo đó từ ngày 24/2/2020, USCIS buộc người nộp mẫu đơn I-485 (Đơn đăng ký thường trú hoặc còn gọi là đơn điều chỉnh tình trạng cư trú) phải nộp kèm mẫu đơn I-944.
16 Tháng Tư 2020(Xem: 10494)
Trong những bài viết trước chúng tôi đã bàn về khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư định cư tại Mỹ khi dịch bệnh coronavirus đang bắt đầu bùng phát mạnh tại Mỹ. Cho đến thời điểm này chúng ta đã thấy sự tác hại ghê gớm như thế nào của dịch bệnh coronavirus đối với nước Mỹ và các nền kinh tế trên toàn thế giới.
14 Tháng Tư 2020(Xem: 12368)
Tôi là thường trú nhân, tôi đã về Việt Nam gần 6 tháng. Vì tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, tôi có thể xin gia hạn thời gian ở Việt Nam và sẽ quay trở lại Mỹ sau được không? Nếu tôi ở trên 6 tháng, có ảnh hưởng gì đến tình trạng cư trú và nhập tịch Hoa Kỳ của tôi sau này không?
08 Tháng Tư 2020(Xem: 13278)
Luật di trú liệt kê 8 mối quan hệ có thể bảo lãnh thân nhân sang Mỹ định cư, trong đó có 3 mối quan hệ không giới hạn số visa hàng năm nên không cần phải chờ đợi visa... Vì bị giới hạn số lượng visa nên hồ sơ nộp vào phải chờ đợi tùy theo số lượng hồ sơ nộp vào nhiều hay ít. Chính vì thế, hàng tháng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) công bố lịch chiếu khán cho biết những năm ưu tiên này đang xét đến thời gian nào để hồ sơ đến hạn được định cư tại Hoa Kỳ.
08 Tháng Tư 2020(Xem: 9484)
Tất cả các loại visa định cư được cấp ra hàng tháng theo các diện đều do cơ quan Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quyết định số chiếu khán visa trong mỗi tháng. Đối với loại visa dành cho diện bảo lãnh trực hệ (immediate relatives), không có tiêu chuẩn trong giới hạn visa cấp ra. Diện bảo lãnh trực hệ bao gồm các diện sau : Bảo lãnh vợ/chồng, con cái dưới tuổi vị thành niên, cha mẹ của công dân Mỹ.
06 Tháng Tư 2020(Xem: 16139)
Để nộp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, theo từng giai đoạn người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần có những giấy tờ và điền những đơn từ sau: Người bảo lãnh: - Hộ chiếu Mỹ hoặc thẻ xanh 2 mặt - Giấy tờ nhập cảnh: Một trong các giấy tờ sau: + Trang Visa dán trên Hộ chiếu Mỹ (nếu là quốc tịch Mỹ) + Hộ chiếu Việt Nam (nếu là thường trú nhân)
02 Tháng Tư 2020(Xem: 12241)
Trong quá trình tư vấn cho chương trình đầu tư định cư visa L1/EB1C chúng tôi gặp khá nhiều câu hỏi rất thú vị và thực tế của khách hàng.
31 Tháng Ba 2020(Xem: 11990)
Trong bài viết trước chúng tôi đã nói về sự quan trọng của việc phải mướn văn phòng ở Mỹ cho những trường hợp xin visa đầu tư L1 qua Mỹ mở công ty con. Trong bài viết này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi “Làm sao mướn được văn phòng phù hợp và hạn chế rủi ro nếu hồ sơ L1 phải làm lại hoặc chờ đợi quá lâu”
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin