z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Nhận thức về việc cải cách di trú và tác động của nó đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á

11 Tháng Bảy 20149:05 SA(Xem: 33377)
Nhận thức về việc cải cách di trú và tác động của nó đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á

cải cách di trú và tác động của nó đối với cộng đồng người Mỹ gốc ÁVào ngày 18/04/2013, bốn Nghị sĩ Cộng Hòa (John McCain, Marco Rubio) và bốn Nghị sĩ Dân Chủ (Charles Schumer) chính thức giới thiệu một dự luật 844 trang mang tên”Đạo luật An ninh biên giới, Cơ hội kinh tế, và Cải cách di dân” tại Thượng viện để xem xét lại hệ thống di dân của Quốc gia.

Đề nghị của Thượng viện đa đảng là một bước tiến đúng hướng để sửa chữa hệ thống di trú đã bị sai xót của Quốc gia. Những đề nghị đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người Mỹ gốc Á .

Giải quyết hết những hồ sơ bảo lãnh gia đình chưa giải quyết được trên thời hạn mười năm.

Xác định lại tấ cả các diện trong đó bao gồm cả vợ chồng và con cái vị thành niên (dưới 21 tuổi) của những người chỉ có thẻ xanh.

Cho phép cha mẹ của công dân Hoa Kỳ khi di dân vào Hoa Kỳ được mang theo con vị thành niên để cho gia đình được đoàn tụ.

Các thành viên trong gia đình đang chờ nhận thẻ xanh được phép làm việc và sống ở Hoa Kỳ.

Cho phép các thành viên khác trong gia đình được thăm thân nhân ở Hoa kỳ tới 60 ngày mỗi năm.


Mặc dù nhiều quy đinh trong dự luật này trực tiếp có lợi cho nhiều người Mỹ gốc Á , nhưng cũng có những quy định khác thay đổi đáng kể đến sự đoàn tụ gia đình có từ lâu đời của chúng ta trong hệ thống di trú.

Dự luật đã:

Loại bỏ hẳn diện cấp visa F-4 để Công dân Hoa Kỳ không còn có thể bảo lãnh anh chị em ruột của họ.

Hạn chế độ tuổi cho diện cấp visa F-3 để công dân Hoa Kỳ chỉ có thể bảo lãnh con cái thành niên và có gia đình ở độ tuổi 30 trở xuống.

Luật Di trú hiện hành cho phép công dân Hoa Kỳ bảo lãnh anh chị em và con cái thành niên và có gia đình. Điều này có thể thay đổi nếu đề nghị di trú của Thượng viện được ký thành luật. Dự luật hiện tại của Thượng viện loại bỏ loại cấp visa cho anh chí ̣em ruột để Công dân Hoa Kỳ không còn được bảo lãnh anh chị em ruột của họ. Công dân Hoa Kỳ cũng không còn được bảo lãnh con cái 31 tuổi trở lên và có gia đình.

Đa số người Châu Á nhập cư vào Hoa Kỳ theo hệ thống visa dựa trên family-based/gia đình. Trong năm 2012, 86% của tổng số visa cấp cho các nước Á châu là theo diện gia đình bảo lãnh. Người Mỹ gốc Châu Á bảo lãnh gia đình gần 1/3 tổng số visa mỗi năm. Năm 2012, 48% người di dân Á châu được cấp thẻ xanh là theo diện gia đình bảo lãnh. Hiện nay có 4.3 triệu các thành viên trong gia đình chờ được xuất cảnh theo diện gia đình bảo lãnh mà hồ sơ chưa được giải quyết. Trong số đó, gần một nửa, 1.8 triệu là người Châu Á. Những thân nhân trong diện gia đình bảo lãnh mà hồ sơ chưa giải quyết phải chờ đợi 10 đến 23 năm để đoàn tụ.

Dự luật của Thượng viện vẫn chưa thành luật, vì vậy nếu bạn là công dân Hoa Kỳ và bạn muốn bảo lãnh anh chị em hoặc con cái thành niên và có gia đình, thì hãy xem xét hay có hành động từ bây giờ. Nếu bạn vào Hoa Kỳ theo diện gia đình bảo lãnh và muốn loại thị thực visa F-3 và F-4 còn được tiếp tục như trước để những người khác còn có thể bảo lãnh con cái thành niên có gia đình và anh chị em ruột, thì lên tiếng và liên lạc với các Thượng nghị sĩ và Dân biểu của bạn.

Hãy gọi cho các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để thúc đẩy và bênh vực cho việc bảo lãnh anh chị em và con cái có gia đình ở mọi lứa tuổi được nhập cư vào Hoa Kỳ.

bài viết sưu tầm
14 Tháng Ba 2023(Xem: 4383)
Một khách hàng gần đây đã rất thất vọng khi phát hiện ra cô ấy không đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng cư trú. Cô biết rằng khi cô rời khỏi Mỹ để phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, cô sẽ đối mặt với quy định cấm nhập cảnh 10 năm và cô không muốn bỏ cuộc sống của mình tại Mỹ.
28 Tháng Hai 2023(Xem: 747)
First Consulting Group (FCG) xin chúc mừng Quý khách hàng cô Nguyễn Thị Tài và chú Bùi Văn Chính đã nhận được visa Mỹ ngay sau Tết! Hồ sơ cô Tài và chú Chính theo diện IR5 – diện bảo lãnh cha mẹ của công dân Mỹ.
27 Tháng Hai 2023(Xem: 4675)
Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gần đây đã công bố rằng sẽ gia hạn thời gian hiệu lực thẻ xanh của thường trú nhân có điều kiện (CPR), khi CPR gửi yêu cầu loại bỏ điều kiện cư trú (đơn I-751) hoặc yêu cầu của nhà đầu tư để loại bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú nhân (đơn I-829). Sở Di trú sẽ gia hạn thời gian hiệu lực của thẻ xanh thêm 48 tháng sau ngày hết hạn được liệt kê trên thẻ xanh, miễn là I-751 hoặc I-829 vẫn đang chờ xử lý.
27 Tháng Hai 2023(Xem: 3681)
Các dịp lễ tạo cơ hội cho nhiều người được tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ khi tụ họp nâng ly chè chén với bạn bè. Những ai đã uống rượu bia thì nên sắp xếp một người lái xe hoặc nhờ phương tiện chuyên chở an toàn để về nhà. Việc bị bắt giữ liên quan đến rượu bia khá phổ biến trong các dịp lễ hội. Ngoài những lo ngại cực kỳ quan trọng về sự an toàn, những người cư xử vô trách nhiệm trong cơn say có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự. Đặc biệt, hành vi này càng gây bất lợi cho việc nhập cư đối với công dân nước ngoài.
23 Tháng Hai 2023(Xem: 6240)
Các khía cạnh của luật di trú thường gắn liền với ngày hết hạn, thời gian gia hạn, thời hạn nộp đơn và các vấn đề liên quan đến yếu tố ngày tháng. Vì vậy, thường xuyên cập nhật thông tin, cập nhật các mục lịch và mốc thời gian cụ thể thì cực kỳ quan trọng trong quá trình nhập cư. Bằng việc thực hiện bước đơn giản này kết hợp với việc lập kế hoạch phù hợp, có thể giúp tránh được nhiều vấn đề nghiêm trọng
17 Tháng Hai 2023(Xem: 6473)
Khi đương đơn nộp đơn xin thị thực F-1, H1B hoặc các thị thực không định cư khác tại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước sở tại, việc thị thực bị từ chối ban đầu là khá phổ biến theo Mục 221(g) của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA). Mục từ chối này áp dụng rộng rãi cho rất nhiều vấn đề liên quan đến xin thị thực, bao gồm cả những vấn đề nhỏ, tạm thời và không đáng kể. Nhưng nếu kết quả mà bạn nhận được sau phỏng vấn là giấy đề mục INA 221(g) thì xem như bạn đã bị từ chối cấp thị thực. Điều này cần được lưu tâm vì nó rất quan trọng đối với các đương đơn xin thị thực trong tương lai, cũng như là đối với khách du lịch theo Chương trình Miễn thị thực (VWP).
16 Tháng Hai 2023(Xem: 4225)
Bảo lãnh cho người lao động trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ thông qua thị thực việc làm là điều hiển nhiên đối với bên sử dụng lao động. Toàn bộ quá trình từ lúc nộp đơn xin giấy chứng nhận việc làm với Bộ Lao động đến khi trở thành thường trú nhân hợp pháp sẽ phải mất rất nhiều năm. Trong suốt ngần ấy thời gian, nhiều người lao động có thể đã thay đổi công việc hiện tại và lên kế hoạch cho công việc mới sau này. Dưới đây là các tình huống và câu hỏi phổ biến từ những người lao động đã đến ngày ưu tiên được cấp thẻ xanh theo diện việc làm EB.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 4435)
Những người có visa diện K1 (hôn thê/hôn phu) đến Mỹ để kết hôn với người bạn đời của họ và luôn mong chờ một cuộc sống mới tốt đẹp tại đây. Tuy nhiên, nếu cuộc hôn nhân tan vỡ trước khi nộp đơn xin thay đổi tình trạng nhập cư thì người được bảo lãnh có khả năng không thể thay đổi tình trạng thường trú của mình. Vậy việc ly hôn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người nhập cư diện K1 ở Mỹ?
14 Tháng Hai 2023(Xem: 3408)
Sở Di Trú (USCIS) gần đây đã cập nhật các chính sách liên quan đến việc gia hạn thẻ xanh. Theo đó, những ai đã nộp đơn xin nhập tịch (Đơn N-400) thì trên biên nhận hồ sơ sẽ thể hiện dòng thông báo cho phép thẻ xanh (I-551) của họ được tiếp tục có hiệu lực trong 24 tháng. Do đó, họ không cần phải nộp đơn I-90 để xin gia hạn cho tình trạng thường trú nhân như trước đây.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin