z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Tiểu sử Ông Tổng Lãnh sự

12 Tháng Mười 20129:06 SA(Xem: 29568)
Tiểu sử Ông Tổng Lãnh sự

Tiểu sử ông tổng lãnh sự Lê ÂnÔng Lê Ân, một viên chức ngoại giao cao cấp hàm Tham tán Công sứ đã đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 6 tháng 8 năm 2010 để bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm làm Tổng Lãnh sư tại Thành phố. Ông đến từ bang Virginia, có bằng cử nhân Khoa học chuyên ngành Kỹ thuật điện năm 1976 và bằng Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Quản trị Kỹ thuật năm 1978 của trường Đại học George Washington, Washington DC. Ông tham gia ngành Ngoại giao năm 1991, sau 15 năm làm công chức trong Bộ Hải quân Hoa Kỳ.

Suốt 35 năm công tác, Ông Lê Ân đã đạt được nhiều phần thưởng cao quý bao gồm Giải thưởng năm dành cho Kỹ sư liên bang trong năm 1990, bằng khen của Ngoại Trưởng dành cho viên chức xuất sắc. Ngoài ra, ông còn nhận được nhiều quyết định khen thưởng nâng lương cùng nhiều bằng khen danh dự khác. Ông được phong Viên chức Ngoại giao cao cấp năm 2001. Năm 2006 ông nhận giải thưởng Luther I. Replogle cho những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực quản lý. Đây là giải thưởng cao nhất của Bộ Ngoại giao dành cho nhà quản lý xuất sắc vì những đóng góp trong việc giúp Bộ Ngoại giao nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của mình.

Ông Lê Ân có nhiều kinh nghiệm về những vấn đề an ninh, chính trị, và kinh tế hiện nay tại khu vực Châu Á. Ông đã từng phục vụ tại Bắc Kinh (1991-1994), Tokyo (1994-1997), Kuala Lumpur (1997-2001), Singapore (2001-2004), Seoul (2004-2007), và Paris (2007-2010). Trong suốt thời gian công tác tại Bộ Ngoại giao, ông Ân đã làm việc rất chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ giúp giải quyết những mối quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp Hoa Kỳ, các gia đình công dân Mỹ đang sống và làm việc tại nước ngoài. Một trong những vấn đề ông đặc biệt quan tâm là chuẩn bị và lên kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của gia đình công dân Mỹ đang sinh sống ở nước ngoài. Trong thời gian công tác tại Paris, ông Lê Ân đã hoàn tất dự án hợp tác đầu tiên giữa Bộ Ngoại giao và tư nhân trong việc hiện đại hoá khách sạn lịch sử Talleyrand thuộc sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ tại trung tâm Paris, vừa bảo đảm bảo tồn kiến trúc lại vừa có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng toà nhà này làm trụ sở văn phòng hiện đại loại A.

Ông Ân và vợ là bà Tâm sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Ông Bà có 3 con.

18 Tháng Tám 2014(Xem: 40232)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/05/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/01/2013 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/09/2007 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 15/10/2003 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/01/2002 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 33295)
Tổng thống Barack Obama một lần nữa nhấn mạnh vấn đề cải cách di trú vào hôm thứ Sáu khi ông chào mừng 25 công dân Mỹ mới trong lễ nhập tịch diễn ra tại Tòa Bạch Ốc đặc biệt trong Ngày Độc Lập. Ông Obama nói các công dân mới, tất cả đều là thành viên trong quân đội Mỹ hoặc vợ/chồng của họ, là một sự nhắc nhở rằng nước Mỹ “đang và luôn luôn là một quốc gia của người nhập cư”.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 66379)
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30-6 cho biết ông sẽ sử dụng quyền hành pháp để cải tổ hệ thống luật di trú Mỹ đồng thời với các biện pháp bổ sung để bảo vệ biên giới mà không cần phải thông qua Quốc hội.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 31835)
Trở thành một công dân Hoa Kỳ gần như đã khiến anh Minh Nguyễn mất cả mạng sống. Anh vượt biên khỏi Việt Nam bằng thuyền lúc còn là một cậu bé và suýt chết trong chuyến đi. Anh và gia đình cuối cùng đã tìm đường đến được Hoa Kỳ. Nay là một nhà làm phim, anh Minh sống ở Los Angeles với vợ và gia đình người anh trai.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 66592)
Luật Di Trú thì rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục hành chánh pháp lý, Để có thể hội đủ các điều kiện di trú vào Hoa Kỳ, mà đôi khi ngay cả một số luật sư chuyên biệt về di trú chưa nắm rõ được các luật về di trú , vì thiếu kinh nghiệm hay cập nhật thông tin trễ .
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 34795)
Luật Bảo Vệ Hôn Nhân Bổ Sung: Có hiệu lực ngay lập tức, vợ chồng đồng tính và các con của họ có quyền như nhau đối với các loại thị thực di dân như các thành viên phụ thuộc khác trong gia đình. Vợ chồng đồng tính của công dân Hoa Kỳ, hoặc của thường trú nhân Hoa Kỳ (LPR), có thể xin thị thực di dân sau khi được Sở Di Trú Hoa Kỳ chấp thuận trên mẫu I-130.
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 33348)
Luật Di trú hiện hành cho phép công dân Hoa Kỳ bảo lãnh anh chị em và con cái thành niên và có gia đình. Điều này có thể thay đổi nếu đề nghị di trú của Thượng viện được ký thành luật. Dự luật hiện tại của Thượng viện loại bỏ loại cấp visa cho anh chí ̣em ruột để Công dân Hoa Kỳ không còn được bảo lãnh anh chị em ruột của họ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 33643)
LỊCH CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2014 - Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/04/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/05/2012 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/07/2007
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 33501)
THƯỜNG TRÚ NHÂN BẢO LÃNH THÂN NHÂN Thường trú nhân phải thực hiện các tiến trình giống như là một công dân Hoa Kỳ kết hôn tại Việt Nam trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình. Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, thường trú nhân phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình với Sở Di Trú (USCIS).
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 29461)
Thứ 2 vừa rồi, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã ra pháp lệnh về việc những trẻ em trong diện đi kèm bố mẹ đang đợi Visa nhập cư sẽ phải đợi thêm 1 thời gian nữa, nếu chúng đã tròn 21 tuổi. 5 ý kiến đồng tình và 4 phản đối về quyết định cho rằng chỉ trong những trường hợp hạn chế nhất định theo luật nhập cư liên bang, những trẻ em đã trưởng thành vẫn được giữ nguyên thứ tự xét duyệt.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin