z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÔNG DÂN MỸ BẢO LÃNH CON

16 Tháng Mười Hai 202312:52 CH(Xem: 1114)
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÔNG DÂN MỸ BẢO LÃNH CON

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÔNG DÂN MỸ BẢO LÃNH CON 
Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh con của mình qua Mỹ để định cư theo 3 trường hợp sau: một là, công dân Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi, độc thân. Hai là, công dân Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, độc thân. Ba là, công dân Mỹ bảo lãnh con đã có gia đình.


1. Công dân Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi, độc thân.

Trường hợp công dân Mỹ bảo lãnh con nhỏ chưa có gia đình không bị giới hạn bởi số lượng visa hàng năm, điều đó có nghĩa rằng hồ sơ bảo lãnh theo diện này không cần chờ đợi tới lượt visa mà chỉ chờ đợi thời gian sử lý hồ sơ. Tổng thời gian hiện tại để hoàn tất hồ sơ khoảng trên dưới 1.5 năm.


Điều quan trọng quý vị cần biết là mốc 21 tuổi được tính vào ngày nộp đơn bảo lãnh, có nghĩa là nếu một công dân Mỹ bảo lãnh cho con vào lúc cháu bé được 20 tuổi 11 tháng 29 ngày vẫn được tính thuộc diện con nhỏ mặc dù khi đến ngày phỏng vấn cháu đã trên 21 tuổi.  Khi bảo lãnh những người con của công nhân Mỹ dưới 21 tuổi là diện trực hệ cho nên sẽ không được ai đi kèm theo hồ sơ này. Nếu người con này có người con nhỏ riêng thì phải đợi tới lúc qua Mỹ để bảo lãnh ngược lại cho con của mình hoặc người con riêng này sẽ phải đi theo một cách khác. 


RTX2N21J-1024x824

BẢO TRỢ TÀI CHÁNH CHO CON DƯỚI 18 TUỔI

Ưu tiên đặc biệt đối với trường hợp công dân Mỹ bảo lãnh con nhỏ, độc thân là nếu như người con dưới 18 tuổi thì quý vị không cần làm hồ sơ bảo trợ tài chánh, không cần nộp giấy thuế cũng như chứng minh thu nhập vì sau khi cháu bé dưới 18 tuổi qua đến Mỹ sẽ tự động có quốc tịch Mỹ  theo cha/mẹ. Nhưng điều này không được áp dụng  trong trường hợp bảo lãnh con kế bởi vì người con này sẽ không  được hưởng theo quyền lợi quốc tịch của cha/mẹ kế và người bảo lãnh sẽ cần làm đầy đủ thủ tục bảo trợ tài chánh.


2. Công dân Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, độc thân.

Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh con trên 21 tuổi, độc thân, đơn bảo lãnh này được liệt kê vào diện ưu tiên F1. Diện này bị giới hạn số lượng visa cấp mỗi năm ở mức 23,400 visa và được kiểm soát bởi  lịch chiếu khán (visa bulletin). Hiện tại thời gian chờ đợi của diện F1 khoảng 8 năm, con số này sẽ thay đổi hàng tháng tùy theo lịch chiếu khán.


3. Công dân Mỹ bảo lãnh con đã có gia đình.

Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh cho con đã có gia đình,theo diện F3. Cũng là thị thực bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên như F1 nên tới hạn số lượng visa cấp mỗi năm của diện F3 là 23,400 visa Hiện nay thời gian chờ đợi cho diện F3 khoảng 14 năm, con số này sẽ được thay đổi hàng tháng tùy theo lịch visa được công bố với NVC.

commitment-ceremony


QUYỀN LỢI CỦA CÁC DIỆN ƯU TIÊN

Bảo lãnh theo các diện ưu tiên không phải lúc nào cũng thuận lợi ngay từ đầu. Thực tế, các cá nhân bảo lãnh theo các diện này thường phải chờ đợi thời gian đáo hạn của visa, và đôi khi quá trình này có thể kéo dài rất lâu. Tuy nhiên, những khó khăn này đổi lại bởi một số lợi ích quý giá.


Một trong những lợi ích nổi bật là diện F3 - diện bảo lãnh dành cho người con đã kết hôn của công dân Mỹ - cho phép kèm theo vợ hoặc chồng của người được bảo lãnh trong hồ sơ. Điều này có nghĩa là cả gia đình có thể được hưởng lợi từ việc bảo lãnh này, không chỉ riêng người con.


Hơn nữa, tất cả các diện bảo lãnh con trên visa bulletin đều cho phép kèm theo con cái của người được bảo lãnh. Điều kiện quan trọng là người con này phải còn độc thân và dưới 21 tuổi. Tuy nhiên, việc xác định tuổi của người con sẽ được tính theo đạo luật CSPA (Child Status Protection Act) - một đạo luật đặc biệt giúp bảo vệ tình trạng của trẻ em trong quá trình bảo lãnh.


Như vậy, dù có những bất lợi về thời gian chờ đợi, các diện ưu tiên vẫn mang lại những lợi ích quan trọng, đặc biệt là cho những gia đình muốn tái hợp tại Mỹ.

24 Tháng Giêng 2024(Xem: 953)
Trong các dự án đầu tư vào khu vực nông thôn, việc giảm thiểu rủi ro là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần cân nhắc. Một số phương án bao gồm việc lựa chọn các dự án có tiềm năng tăng trưởng ổn định, phân tích kỹ lưỡng về môi trường kinh doanh và nhu cầu thị trường tại khu vực đó. Ngoài ra, việc tìm hiểu và tuân thủ các quy định pháp lý tại khu vực đầu tư cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu rủi ro. Đọc thêm thông tin chi tiết và các lời khuyên hữu ích trong bài viết sau.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 941)
Thời gian duyệt đơn xin thị thực EB-5 có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dù lựa chọn đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp riêng hay tham gia vào dự án của Trung tâm Khu vực, quá trình xét duyệt hồ sơ của USCIS cần thời gian và sự kiên nhẫn. Thời gian duyệt hồ sơ EB-5 thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm, phụ thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ và tốc độ xử lý của USCIS. Để có cái nhìn chính xác, Quý vị hãy đọc thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 1111)
Khi đầu tư vào dự án EB-5 để nhận thẻ xanh Hoa Kỳ, việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp của vốn đầu tư là bước quan trọng. Dù lựa chọn đầu tư trực tiếp hay qua Trung tâm Khu vực, nhà đầu tư cần cung cấp bằng chứng vững chắc về nguồn tiền, từ cách kiếm được đến lịch sử tài chính. USCIS kiểm tra chặt chẽ nguồn vốn để đảm bảo tính hợp pháp. Để hiểu rõ về yêu cầu này, xem thêm thông tin chi tiết trong bài viết.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 916)
Khi xem xét diện đầu tư EB-5 nhằm mục tiêu định cư tại Hoa Kỳ, nhà đầu tư cần nắm vững một số thông tin quan trọng và chuẩn bị sẵn sàng cho các câu hỏi thường gặp. Những câu hỏi quan trọng như số vốn cần đầu tư, tiêu chí tạo việc làm, và thời gian xử lý hồ sơ cần được hiểu rõ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Mời quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau để hiểu rõ hơn về chương trình EB-5 và các yếu tố liên quan.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 896)
Xu hướng đầu tư diện EB5 cho năm 2023 tiếp tục phát triển với nhiều cơ hội và lựa chọn hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình thẻ xanh EB5 Hoa Kỳ, nhà đầu tư có thể chọn giữa hai hình thức: đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp của mình hoặc tham gia các dự án do các Trung tâm Khu vực đề xuất. Cả hai hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, và nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng để chọn phương án phù hợp nhất với mình.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 1327)
Một thường trú nhân (người giữ thẻ xanh) tại Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con chưa kết hôn dưới 21 tuổi định cư tại Hoa Kỳ. Đây là một quan hệ gia đình ưu tiên, và visa bảo lãnh thường được xử lý một cách nhanh chóng. Sau khi đơn bảo lãnh được Sở Di trú chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh sẽ được chuyển tiếp đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) để tiếp tục xét duyệt. Quá trình này bao gồm việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết và cuối cùng là buổi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán hay Đại Sứ Quán Hoa Kỳ nơi con cái của quý vị đang sinh sống, trước khi visa định cư được cấp.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 918)
Chương trình EB-5 mang đến những cơ hội độc đáo cho nhà đầu tư, đặc biệt là ở các Khu vực Mục tiêu tạo việc làm (TEAs). Tìm hiểu cụ thể các dự án cơ bản bản cho chương trình EB5 qua bài viết sau đây.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 3152)
Lịch chiếu khán (hay còn gọi là lịch visa): Giúp các bạn có visa định cư Mỹ thuộc các diện F có thể biết hồ sơ của mình đã đến ngày đáo hạn hay chưa, cũng như dựa vào lịch chiếu kháng này để hướng dẫn chi tiết các cách làm hồ sơ định cư Mỹ, theo đó chuyển trạng thái hoàn tất hồ sơ và chờ ngày phỏng vấn.
13 Tháng Giêng 2024(Xem: 881)
Trong quá trình bảo lãnh cha mẹ để họ có thể định cư tại Hoa Kỳ, một bước quan trọng là hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh và xử lý hồ sơ tại Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC). Để hiểu rõ hơn về quy trình và các yêu cầu cụ thể cho việc bảo trợ tài chánh và xử lý hồ sơ tại NVC cho việc bảo lãnh cha mẹ, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1279)
Khi nhận được Yêu cầu Bổ sung Bằng chứng (Request for Evidence, RFE) từ Sở Di trú, Quý vị cần xem xét: phân tích kỹ lưỡng yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ phản hồi một cách cẩn thận. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ lưỡng, với mục tiêu làm rõ và hỗ trợ đầy đủ cho yêu cầu ban đầu của bạn. Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và xử lý khi nhận được RFE từ Sở Di trú, cũng như các bước cần thực hiện để chuẩn bị hồ sơ phản hồi, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin