z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Tâm sự của một chuyên viên di trú khi tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh vợ chồng bị Lãnh sự trả về Sở di trú và phải làm khiếu nại

21 Tháng Giêng 20212:45 CH(Xem: 11333)
Tâm sự của một chuyên viên di trú khi tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh vợ chồng bị Lãnh sự trả về Sở di trú và phải làm khiếu nại

TÂM SỰ CỦA MỘT CHUYÊN VIÊN DI TRÚ KHI TIẾP NHẬN HỒ SƠ BẢO LÃNH VỢ CHỒNG BỊ LÃNH SỰ TRẢ VỀ SỞ DI TRÚ VÀ PHẢI LÀM KHIẾU NẠI


"Sao mà việc đoàn tụ của vợ chồng anh chị khó khăn quá em ơi”. Đó là câu nói đầu tiên mà anh chị giải bày khi được họ hàng giới thiệu đến để tư vấn với First Consulting Group. Nghe anh chị trình bày chi tiết về hồ sơ, tôi thấy thương cho anh chị quá, gần 6 năm dài yêu nhau - xa xôi cách trở, khắc khoải đợi chờ cho đến ngày đoàn tụ - thật không dễ dàng gì.

tam-su-cua-mot-chuyen-vien-di-tru-ho-so-bao-lanh-vo-chong-bi-lanh-su-tra-ve-ditrumyQuen biết và yêu nhau từ 2012, trong 2 năm yêu nhau mỗi năm anh đều về Việt Nam thăm chị từ 1-2 lần. Rồi ngày hạnh phúc cũng đã tới, anh chị tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn vào cuối năm 2014. Cả 2 anh chị chưa ai từng kết hôn trước đó, nên niềm hạnh phúc của 2 vợ chồng cũng là niềm hạnh phúc lớn cho cả 2 gia đình, vì mai đây sẽ có những đứa cháu nội cháu ngoại đáng yêu chào đời. Sau đám cưới, anh trở về Mỹ nộp hồ sơ bảo lãnh cho chị. Vì muốn tiết kiệm tiền nên anh tham khảo và tự làm hồ sơ mà không nhờ bất kỳ dịch vụ nào khác. Anh nộp hồ sơ đến Sở di trú và sau 8 tuần Sở di trú gởi giấy biên nhận đã nhận được hồ sơ của anh rồi anh tự theo dõi hồ sơ của mình. Ngày nhận được giấy chấp thuận từ Sở di trú anh chị vui mừng khôn xiết, mặc dù còn phải hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh và để có được thư mời phỏng vấn là một khoảng thời gian dài nữa. Nhưng “hồ sơ xong phần nào là mừng phần đó em” câu nói chân thật của anh cũng khiến tôi đồng cảm vì quả thật được Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh là cũng đáng mừng rồi. Và các thủ tục bảo trợ tài chánh cũng được anh hoàn tất xong. Cuối năm 2015, nhận được thư mời phỏng vấn anh vội vàng thu xếp công việc trở về Việt Nam để phỏng vấn chung với chị và đưa chị đi. Nhưng, không như những gì anh đã dự định, vợ anh nhận giấy xanh yêu cầu bổ sung hồ sơ bằng chứng từ lãnh sự ngay sau khi phỏng vấn. Buồn rầu vì không hiểu sao mà lãnh sự không tin mối quan hệ của vợ chồng anh là thật, anh cũng tìm hiểu và nộp đầy đủ các yêu cầu Lãnh Sự đưa ra và anh tin họ sẽ cấp visa cho chị. Nhưng sự thật không như vậy, vợ anh lại tiếp tục nhận 1 giấy xanh khác – lần này Lãnh Sự Quán không yêu cầu bổ sung gì nữa, mà chỉ chờ đợi hồ sơ xét duyệt.

Bỏ công ăn việc làm để về đưa vợ qua Mỹ, giờ tất cả như sụp đổ dưới chân. Mất ăn mất ngủ vì không biết chờ đến bao giờ. Và rồi, ngày anh phải trở về Mỹ cũng đã đến. Tiễn anh ở sân bay, chị sụt sùi khóc làm anh cũng không cầm lòng được.

Sau 6 tháng kể từ ngày nhận được giấy xanh, Lãnh Sự gọi cho chị báo là họ sẽ đến nhà chị. Khi Lãnh Sự đến nhà họ tiếp tục phỏng vấn chị và yêu cầu cho xem tất cả những gì lưu trong điện thoại. Một viên chức phỏng vấn chị và một viên chức khác gọi cho anh. Hai cuộc phỏng vấn song song và bất ngờ đối với anh chị. Vừa lo lắng, vừa hồi hộp, vừa run nên anh chị trả lời vài tình huống không trùng khớp với nhau… Vài tháng sau đó, chị nhận được thông báo hồ sơ anh chị bị trả về Sở di trú. Tất cả vỡ vụn trong anh.

Tại văn phòng chúng tôi, cầm trên tay giấy báo hồ sơ bị trả về Sở di trú, anh chị run run, nước mắt lưng tròng như chực trào ra “giờ làm sao đây em”. Cũng không ít lần tôi gặp những trường hợp hồ sơ cũng trục trặc như anh chị, nhưng lần này khiến tôi xúc động thật sự. Tôi trấn an anh chị, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cho anh chị những giấy tờ cần chuẩn bị, theo dõi hồ sơ để được khiếu nại. Sau khoảng 6 tháng chờ đợi thì Sở di trú gởi giấy từ chối và cho phép được khiếu nại trong vòng 30 ngày.

tam-su-cua-mot-chuyen-vien-di-tru-ho-so-bao-lanh-vo-chong-bi-lanh-su-tra-ve-lam-khieu-nai-ditrumyNhững lý do Sở di trú từ chối xoay quanh vấn đề không tin mối quan hệ của anh chị là vợ chồng thật như: tại sao trong nhà không treo ảnh cưới lên tường? tại sao người vợ không mang nhẫn cưới? ... Sự thật vợ chồng anh chị chưa có nhà riêng, chị sống chung với ba mẹ và 2 đứa em. Hình cưới là hình riêng tư của vợ chồng nên chị không treo, chị chỉ lưu giữ trong album. Chị không thường xuyên mang nhẫn cưới vì công việc làm nông tay lấm chân bùn, rất dễ bị rớt mất khi làm việc…

Rồi còn nhiều câu hỏi thắc mắc khác từ Sở di trú nghi ngờ về mối quan hệ vợ chồng của anh chị. Nhất là việc tại sao trả lời không khớp nhau, vợ nói một đằng, chồng nói một nẻo. Rất khó có thể giải thích để thuyết phục được Sở di trú. Nhưng tôi dùng chính thông tin rất thật của anh chị cung cấp để giải trình thật chi tiết về các vấn đề đang được thắc mắc. Đồng thời tìm 1 số nhân chứng để làm chứng về mối quan hệ vợ chồng anh chị là thật. Các nhân chứng này chắc chắn phải là những người biết rõ, trực tiếp có mặt trong buổi tiệc cưới hoặc các buổi hội họp của gia đình anh chị. Họ sẽ phải tuyên thệ đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú hiện tại, mối quan hệ với anh chị, và tại sao biết được anh chị là vợ chồng? Những tuyên thệ này phải được nhân chứng ký tên và thị thực chữ ký. Để chứng minh thêm về mối quan hệ vợ chồng, tôi đã thu thập hết tất cả bằng chứng mà anh chị đã có với nhau từ lúc mới quen cho đến hiện tại, phân loại, dịch sang tiếng Anh, sắp xếp bằng chứng theo thời gian cùng với 1 bản tường trình (timeline) thật chi tiết về mối quan hệ của anh chị... Sau khi hoàn tất, hồ sơ  đã được văn phòng First Consulting Group nộp lên Sở di trú trước thời hạn được yêu cầu, điệp khúc chờ đợi lại tiếp tục trong thời gian Sở di trú xét. Ròng rã 1 năm dài chờ đợi, tôi thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình hồ sơ cho anh chị. Rồi cuối cùng hồ sơ cũng được Sở di trú chấp thuận. Nhận được thư mời phỏng vấn, anh chị vui mừng khôn xiết. Tôi động viên chị “chị đừng lo lắng quá, anh chị yêu thương nhau thật sự, đã chờ đợi nhau 6 năm dài ròng rã, giờ tới ngày phỏng vấn thì phải tự tin lên” và rồi hạnh phúc vỡ òa khi cuối cùng tình yêu và sự chờ đợi cũng đã được Ơn trên chứng giám. Chị đã được cấp visa.

Gần 6 năm dài chờ đợi, ngày anh về đón chị đi, chị cầm visa trên tay đến văn phòng nhờ đóng tiền thẻ xanh. Lại nước mắt lưng tròng nhưng trong niềm hạnh phúc “Khanh ơi, cám ơn em nhiều lắm”. Anh chị dành cho tôi cái ôm biết ơn và ấm áp trong 1 ngày nắng đẹp.

Chuyên viên di trú: Phạm Thị Quỳnh Khanh

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
30 Tháng Giêng 2024(Xem: 1306)
Giấy Báo sinh Lãnh sự Ngoài nước (CRBA) là một loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Hoa Kỳ cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, USCIS đã thực hiện một số thay đổi đối với hồ sơ CRBA. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa và hiệu quả hóa quá trình nộp hồ sơ.
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1882)
Công dân Mỹ sinh con ở Việt Nam nên báo cáo cho Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Mỹ càng sớm càng tốt. Việc báo cáo này được gọi là Báo sinh Lãnh sự Ngoài nước (CRBA) để con bạn được cấp giấy khai sinh và hộ chiếu Mỹ. Làm Giấy Báo sanh có thể hiểu là làm giấy khai sinh Mỹ cho con của công dân Mỹ sinh ra tại Việt Nam.
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 17278)
Trường hợp công dân Mỹ là con ngoài giá thú (cha mẹ không đăng ký kết hôn với nhau) muốn bảo lãnh cho mẹ, ngoài những giấy tờ cần thiết ra không đòi hỏi thêm gì khác. Riêng bảo lãnh cha thì cần phải hợp pháp hóa mối quan hệ cha con.
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1288)
Tuyên thệ độc thân là giấy tờ cam kết về tình trạng độc thân của công dân Mỹ để có đủ tiêu chuẩn để kết hôn với người Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về quy trình và các bước cần thiết cho việc tuyên thệ độc thân, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1393)
Công dân Mỹ mới có thể bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ. Thường trú nhân không thể bảo lãnh cho cha mẹ định cư Mỹ được. Theo luật Quốc Hội của Mỹ đưa ra, công dân Mỹ phải từ 21 tuổi trở lên mới có thể nộp hồ sơ bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ. Tìm hiểu cụ thể hơn về điều kiện bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ qua bài viết sau
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 7349)
Bảo lãnh diện F4 là một phần quan trọng trong hệ thống di trú Hoa Kỳ, dành cho công dân Hoa Kỳ muốn bảo lãnh anh chị em ruột của mình. Mỗi phương thức bảo lãnh đều có quy trình và yêu cầu riêng, đòi hỏi người bảo lãnh cần nắm rõ để quá trình bảo lãnh diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về diện bảo lãnh F4 và các bước cần thực hiện, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1092)
Để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn tại Phòng Tư pháp, các cặp đôi cần thực hiện một bước quan trọng: khám tâm thần. Hiểu rõ về các lựa chọn này và quy trình khám tâm thần sẽ giúp các cặp đôi chuẩn bị tốt hơn cho bước quan trọng này trong hành trình kết hôn của mình. Thông tin chi tiết hơn về vấn đề này sẽ được trình bày trong bài viết sau.
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1085)
Công Hàm Độc Thân là một bộ hồ sơ chứng nhận độc thân của công dân Mỹ hoặc Thường Trú Nhân được hợp thức hóa bởi Lãnh Sự Quán Việt Nam/Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Thường Trú Nhân muốn về Việt Nam kết hôn bắt buộc phải có Công Hàm Độc Thân thì mới có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn được. Riêng công dân Mỹ thì tùy thuộc vào các phòng tư pháp, có thể làm Công Hàm Độc Thân từ Mỹ hoặc tuyên thệ độc thân tại lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 838)
Trở thành một nhà đầu tư thông minh và hiệu quả trong chương trình Visa EB-5 đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về quy định, tiêu chí và quy trình liên quan. Để giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin một cách toàn diện, chúng tôi đã soạn một danh sách câu hỏi thường gặp với phần trả lời chi tiết, nhằm giải đáp mọi nghi vấn và định hình một bức tranh rõ nét về chương trình đầu tư Visa EB-5.
25 Tháng Giêng 2024(Xem: 945)
Thẻ xanh diện EB5 của Hoa Kỳ mang đến nhiều lợi thế so với các loại thị thực khác. Đầu tiên và quan trọng nhất, nó cung cấp con đường trực tiếp và nhanh chóng để trở thành thường trú nhân, không như các thị thực làm việc hoặc du học. Với EB5, nhà đầu tư và gia đình họ (bao gồm vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi) có thể nhận thẻ xanh, cho phép họ sinh sống, làm việc và học tập tại Hoa Kỳ mà không cần phụ thuộc vào việc làm cụ thể hoặc sự bảo trợ của chủ nhân. So sánh chi tiết giữa EB5 và các thị thực khác qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về lợi thế này.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin