z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Quy định cuối cùng đối với sắc lệnh đình chỉ nhập cảnh thuộc diện “gánh nặng xã hội” (Public Charge)

03 Tháng Tám 202011:01 SA(Xem: 8247)
Quy định cuối cùng đối với sắc lệnh đình chỉ nhập cảnh thuộc diện “gánh nặng xã hội” (Public Charge)

QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG ĐỐI VỚI SẮC LỆNH ĐÌNH CHỈ NHẬP CẢNH THUỘC DIỆN “GÁNH NẶNG XÃ HỘI” (PUBLIC CHARGE)


Vào ngày 29 tháng 7 năm 2020, TÒA ÁN KHU VỰC HOA KỲ KHU VỰC PHÍA NAM NEW YORK (SDNY) tại Bang New York, cùng với, tổ chức nhập cư bang New York (Make the Road NY) và Phó bộ trưởng Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ - Cuccinelli đã yêu cầu Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (Department of Homeland Security - DHS) thực thi, áp dụng, thực hiện xem xét tính hiệu lực Quy định cuối cùng đối với sắc lệnh đình chỉ nhập cảnh thuộc diện “gánh nặng xã hội” đối với bất kỳ giai đoạn nào trong tình trạng Tuyên bố khẩn cấp đối phó với dịch COVID-19 của Y tế Quốc gia  (84 FR 41292, ngày 14 tháng 8 năm 2019, Quy định cuối cùng; được sửa đổi bởi 84 FR 52357, ngày 2 tháng 10 năm 2019, điều chỉnh Quy định cuối cùng)

quy-dinh-cuoi-cung-dien-ganh-nang-xa-hoi-public-chargeVào ngày 31 tháng 1 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 1 năm 2020 , theo mục 319 của Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng (42 USC 247d), để đối phó với COVID-19. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2020, DHS đã thực hiện Quy định “Gánh nặng xã hội” áp dụng cho bất kỳ đơn xin hoặc kiến nghị nộp bằng đường bưu điện hoặc điện tử vào ngay hoặc sau ngày đó.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 2020, Tổng thống đã ban hành Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến sự bùng phát một chủng Coronavirus mới (COVID-19) . Cùng ngày, Cơ Quan Nhập Tịch Và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã đưa ra khuyến nghị nhằm giải quyết các các yếu tố “Gánh nặng xã hội”  giữa  tình hình COVID-19 theo Quy định “Gánh nặng xã hội”.

Cho đến ngày 29 tháng 7 năm 2020 khi quyết định của SDNY có hiệu lực, USCIS sẽ áp dụng hướng dẫn về Gánh nặng xã hội năm 1999 - được áp dụng trước khi Quy định Gánh nặng xã hội đưa vào thực thi ngày 24 tháng 2 năm 2020, nhằm xem xét bất kỳ đơn xin chuyển dạng nhập cư vào ngay hoặc sau ngày 29 tháng 7 năm 2020. Ngoài ra, USCIS sẽ xem xét bất kỳ đơn xin hoặc đơn kiến nghị về việc gia hạn lưu trú không nhập cư hoặc xin chuyển dạng nhập cư vào ngay hoặc sau ngày 29 tháng 7 năm 2020, phù hợp với các quy định sẵn có trước khi Quy định “Gánh nặng xã hội” được thực thi. Nói cách khác, chúng tôi sẽ không áp dụng cho điều kiện lợi ích chung của xã hội.

Đối với các đơn xin và kiến nghị mà USCIS xét vào ngay hoặc sau ngày 29 tháng 7 năm 2020, theo lệnh của SDNY, USCIS sẽ không xem xét bất kỳ thông tin nào được cung cấp bởi đương đơn hoặc người bảo lãnh liên quan đến Quy định “Gánh nặng xã hội”, bao gồm thông tin được cung cấp trong Mẫu I-944 hoặc thông tin về việc nhận trợ cấp xã hội trong Phần 5 trên Mẫu I-539, Phần 3 trên Mẫu I-539A hoặc Phần 6 trên Mẫu I-129. Đương đơn hoặc người bảo lãnh có đơn xin hoặc kiến nghị được đóng dấu bưu điện vào ngay hoặc sau ngày 29 tháng 7 năm 2020, không nên kèm theo Mẫu I-944 hoặc cung cấp thông tin về việc nhận trợ cấp xã hội trên Mẫu I-485, Mẫu I-129 hoặc Mẫu I-539 / I-539A.

USCIS sẽ ban hành hướng dẫn về việc sử dụng các đơn có hiệu lực. Tạm thời, USCIS sẽ không từ chối bất kỳ Mẫu I-485 nào trên cơ sở bao gồm hoặc loại trừ Mẫu I-944, cũng như Mẫu I-129 và I-539 trên Phần 6, hay Phần 5, điền đầy đủ hoặc để trống.

Trong mọi quyết định về đình chỉ nhập cảnh diện “gánh nặng xã hội”, USCIS sẽ xem xét việc nhận trợ cấp xã hội một cách nhất quán với hướng dẫn về Gánh nặng xã hội trước đó - Hướng dẫn tạm thời năm 1999 (PDF) và AFM Ch. 61.1. (PDF, 77,92 KB)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
30 Tháng Bảy 2020(Xem: 12491)
Không cần chứng minh công việc và tài chánh quá nhiều, nếu đã từng đi du lịch được 1,2 nước thì cơ hội được cấp visa khá cao. Phải chứng minh mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam để chắc chắn sẽ trở về.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 23551)
First Consulting Group cùng với đội ngũ nhân viên làm hồ sơ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ liên tục theo sát tình hình hồ sơ để đảm bảo hồ sơ của bạn không bị kéo dài thời gian không cần thiết và sẽ có ngày phỏng vấn sớm nhất có thể.
21 Tháng Bảy 2020(Xem: 14831)
Visa L1 được quốc hội mở ra vào năm 1970, mục đích là để giúp cho việc đầu tư của những doanh nghiệp nước ngoài vào Mỹ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
14 Tháng Bảy 2020(Xem: 17240)
Yêu cầu bổ sung Request For Evidence (RFE) từ Sở di trú Mỹ (USCIS) là giấy yêu cầu bổ sung thông tin hoặc giấy tờ cần thiết cho hồ sơ của bạn, trước khi USCIS đưa ra quyết định cuối cùng. Những trường hợp nhận RFE đa phần vì cung cấp thiếu những thông tin hoặc giấy tờ quan trọng trong hồ sơ.
10 Tháng Bảy 2020(Xem: 11731)
Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao có thể mở tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp nếu chúng ta qua Mỹ theo chương trình đầu tư định cư visa L1/EB1C.
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 11570)
Mẹ là Thường trú nhân sinh con ở nước ngoài thì đứa trẻ có được cấp visa cùng mẹ đi về Mỹ không hay người mẹ phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho con? Làm thế nào để con có thể được đi cùng mẹ về Mỹ?
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 13241)
Nếu quý vị kết hôn khi người con riêng đã trên 18 tuổi thì đứa trẻ không được bảo lãnh đi cùng. Khi người mẹ sang Mỹ có thẻ xanh mới nộp hồ sơ bảo lãnh con theo diện thường trú nhân bảo lãnh con trên 21 tuổi (diện F2B). Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm.
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 16902)
Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may rơi vào tình huống người bảo lãnh cho bạn mất trong khi hồ sơ vẫn đang chờ đợi để được cấp thị thực? Nếu bạn có đủ 2 điều kiện sau đây...
23 Tháng Sáu 2020(Xem: 9255)
Ngày 22 tháng 06 năm 2020, Sắc lệnh hiện tại đã được ban hành và các hạn chế mới được văn bản đề cập bao gồm: Sắc lệnh được áp dụng cho các công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo các diện H1B, H-4, H2B, L-1 hoặc L-2.
22 Tháng Sáu 2020(Xem: 12874)
Năm 2017, tôi rất ấn tượng với một trường hợp do tôi phụ trách. Đó là hồ sơ bảo lãnh anh chị em (F4) của một gia đình gồm cha mẹ và 2 người con đi kèm. Điểm đáng nói là một người con gần 34 tuổi và người con còn lại 32 tuổi, cả hai đều đủ điều kiện đi kèm theo đạo luật bảo vệ quyền trẻ em (Child Status Protection Act-CSPA).
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin