z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Những điều cần biết về luật di trú và nhập tịch hoa kỳ

21 Tháng Bảy 20149:05 SA(Xem: 66622)
Những điều cần biết về luật di trú và nhập tịch hoa kỳ
Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ được chia ra làm 2 phần rõ rệt:
  • Phần thứ nhất nói về Luật Di Trú.
  • Phần thứ hai nói về Luật Nhập Tịch

Những điều cần biết về luật di trú và nhập tịch hoa kỳLuật Di Trú thì rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục hành chánh pháp lý, Để có thể hội đủ các điều kiện di trú vào Hoa Kỳ, mà đôi khi ngay cả một số luật sư chuyên biệt về di trú chưa nắm rõ được các luật về di trú , vì thiếu kinh nghiệm hay cập nhật thông tin trễ .Họ đã xúc tiến Hồ Sơ của than chủ nên đã gây ra hồ sơ của thân chủ bị chậm trễ hay bị trả về, mất thời gian tính và đã không đem lại thành quả tốt đẹp như ý mong muốn của thân chủ.

Còn về Luật Nhập Tịch, tương đối các giấy tờ thủ tục hành chánh thì đơn giản hơn nhiều so với Luật Di Trú, vì Luật Nhập Tịch không đòi hỏi người ta phải nhập tịch mới được cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ, mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của mọi cá nhân muốn nhập tịch.

Đương sự có thể tự mình điền đơn và nạp đơn xin nhập tịch. Nếu không, người ta có quyền cư ngụ tại đây suốt đời, mà không cần phải nhập tịch.

Sau đây là một số về điều lệ pháp lý cơ bản trong Bộ Luật Di Trú, mà những điều lệ này rất thông dụng cho những ai muốn nhập cảnh Hoa Kỳ theo các diện nhập cảnh khác nhau được liệt kê theo thứ tự dưới đây:

A. Luật Di Trú Hoa Kỳ (US Immigration Law):

Luật di trú Hoa kỳI. Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ tạm thời.


1. Loại chiếu khán B-1 Visa (Temporary Business Visitor) được cấp cho những người có dịch vụ thương mại với những cơ quan công tư hay hãng xưởng tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn như đến tham dự các cuộc hội thảo,triển lãm, gặp khách hàng, ký kết các giao kèo thương mại v.v..

2. Loại chiếu khán B-2 Visa (Temporary Visitor For Pleasure). Loại chiếu khán này được cấp cho những người muốn đi du lịch,nhưng phải có thư mời của người cư ngụ tại đây. Loại này có thể được cấp cho phép nhập cảnh nhiều lần vào Hoa Kỳ, mỗi lần tối đa 6 tháng và phải có sự bảo đảm về tài chánh. Loại này cũng có thể cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do chữa bệnh. Nhưng phải có giấy tờ của bác sĩ hay của nhà thương chứng nhận là sẽ chữa bệnh cho bệnh nhân và cần phải nêu rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu.

3. Loại chiếu khán C Visa. Loại này được cấp cho những người đến viếng thăm một quốc gia khác, nhưng trên đường đi hay trên đường về, muốn ghé qua Hoa Kỳ. Loại này có thể xin cư ngụ tại Hoa Kỳ tối đa 1 tháng, nhưng không thể xin đổi sang một loại chiếu khán khác và loại chiếu khán này cũng không được phép xin gia hạn.

4. Loại chiếu khán E-1 và E-2 Visas. Loại này được cấp cho những nhà đầu tư thương mại với Hoa Kỳ, mà những nước này đã ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Nhật, Nga v.v…

5. Loại chiếu khán F-1 Visa cho du học sinh. Loại này đòi hỏi du học sinh phải có đủ điểm khả năng Anh Ngữ tối thiểu tuỳ theo các đại học đòi hỏi, hoặc cấp cho những du học sinh nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.

6. Loại chiếu khán H Visa (Temporary Worker). Loại này cấp cho nhân công được thuê mướn làm việc tại các nông trại, hoặc những ngoại kiều đến học việc (Trainees) và cấp cho những thân nhân trong gia đình của những công nhân làm việc tại nông trại như vợ chồng con cái. Loại chiếu khán này chỉ có giá trị tối đa từ 1 năm cho đến 3 năm. Loại chiếu khán học việc chỉ có giá trị tối đa là 2 năm và thân nhân trong gia đình như vợ chồng con cái cũng có thể được đi theo bằng loại chiếu khán H-4.

7. Loại chiếu khán K-1 Visa (Fiancee). Loại này cấp cho những người đã hứa hôn (Hôn thê hay hôn phu). Những người này khi đã nhập cảnh Hoa Kỳ rồi, thì phải lập hôn thú trong vòng 3 tháng, quá hạn này mà không làm hôn thú thì phải trở về nguyên quán. Nếu những người này có con dưới tuổi vị thành niên có thể được phép đem theo vào Hoa Kỳ.

8. Loại chiếu khán Nonimmigrant R-1 Visa (Religious Worker). Loại này cấp cho các nam nữ tu sĩ hay những chuyên viên đến làm việc cho các cơ quan tôn giáo như Nhà Thờ, Chùa, các trường học tôn giáo, các cơ quan truyền giáo, các tổ chức tôn giáo từ thiện bất vụ lợi. Những người này chỉ cần có giấy chứng thực là hội viên 2 năm liên tục của cơ quan tôn giáo tại quê nhà và phải có giấy xác nhận của cơ quan tôn giáo ở đây, là sẽ tuyển dụng đương sự vào làm việc cho cơ quan trọn đủ thời gian (Full-time job) và cơ quan tuyển dụng phải chứng tỏ có đủ ngân quỹ để trả lương cho đương sự. Đối với hầu hết trường hợp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo loại chiếu khán này, đương sự phải chứng tỏ được là mình sẽ quay trở về nguyên quán sau khi giấy chiếu khán hết hạn. Ngoại trừ có một số ít loại chiếu khán này, sau khi làm việc liên tục được 2 năm cho cơ quan, đương sự có thể xin chuyển đổi sang loại chiếu khán di dân (Immigrant Visa) thay vì đang ở loại chiếu khán không di dân (Nonimmigrant Visa). Sự chuyển đổi sang loại này rất có giới hạn và ít người hội đủ điều kiện.

II. Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân.

Chiếu khán di trú nhập tịch Hoa kỳNhững công dân có quốc tịch Hoa Kỳ có thể bảo trợ những người có liên hệ ruột thịt như Cha Mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột vào Hoa Kỳ theo diện di dân, để trở thành thường trú ngay khi những người này đặt chân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên những công dân không có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ là thường trú nhân thôi, vẫn có thể bảo trợ cho vợ hoặc chồng, con cái độc thân dưới 21 tuổi, hoặc con cái độc thân từ 21 tuổi trở lên, nhưng thời gian nhập cảnh Hoa Kỳ phải chờ đợi lâu hơn công dân có quốc tịch Hoa Kỳ.

Có tất cả 4 loại ưu tiên được áp dụng cho vấn đề bảo trợ những thân nhân ruột thịt vừa kể ở trên:

Loại ưu tiên thứ nhất. Loại này bao gồm người có quốc tịch được quyền bảo trợ Cha Mẹ, vợ chồng, con cái dưới 21 tuổi không bị chi phối bởi thời gian chỉ định. Tuy nhiên Cha Mẹ có quốc tịch vẫn có quyền bảo trợ những đứa con trưởng thành trên 21 tuổi còn độc thân. Nếu con cái đã lập gia đình rồi thì không thuộc vào loại diện này nữa, mà thuộc vào Loại Diện Thứ 3 phải chờ đợi lâu hơn mới có thể đoàn tụ với Cha Mẹ được.

4. Loại ưu tiên thứ 2. Thường trú nhân có thể bảo trợ cho vợ hay chồng như người có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng phải chờ đợi lâu hơn từ 4 cho đến 5 năm mới có giấy chiếu khán nhập cảnh. Trong thời gian chờ đợi giấy chiếu khán, nếu người chồng hay người vợ nhập quốc tịch thì không còn phải chờ đợi thời gian lâu nữa. Thường trú nhân vẫn có thể bảo trợ cho con cái còn độc thân bất cứ ở tuổi nào. Cha hay Mẹ thường trú nhân vẫn có thể bảo trợ cho con cái riêng của hai bên, nếu giá thú ký trước ngày đứa con riêng đủ 18 tuổi. Cha hay Mẹ thường trú nhân cũng có thể bảo trợ cho con nuôi trước khi chúng đủ 16 tuổi, nhưng ít nhất Cha hay Mẹ phải sống chung với chúng được 2 năm.

5. Loại ưu tiên thứ 3. Cha Mẹ có quốc tịch có thể bảo trợ cho con cái đã lập gia đình cùng với các cháu còn độc thân dưới 21 tuổi.

6. Loại ưu tiên thứ 4. Anh, chị, em có quốc tịch có thể bảo trợ cho anh chị em độc thân hay lập gia đình rồi. Anh chị em cùng Cha khác Mẹ hay cùng Mẹ khác Cha có quốc tịch vẫn có thể bảo trợ cho nhau và những đứa con dưới 21 tuổi còn độc thân được quyền đi theo Cha Mẹ của chúng.

3. Thẻ Thường Trú Hết Hạn.

Tất cả các thẻ thường trú chỉ có giá trị tối đa là 10 năm. Có thể nạp đơn xin đổi thẻ mới 6 tháng trước khi thẻ cũ hết hạn. Thẻ thường trú của trẻ em trên 13 tuổi cũng phải làm đơn xin đổi lại thẻ mới càng sớm càng tốt.

B.Luật Nhập Tịch Hoa Kỳ.

Các Điều kiện và Thủ Tục Nhập Tịch Hoa Kỳ:

Thủ tục nhập tịch Hoa Kỳ1. Cư ngụ 5 năm tại Hoa Kỳ sau khi có thẻ Thường Trú. Phải cư ngụ tại Hoa Kỳ tổng số thời gian ít nhất là 2 năm 6 tháng của 5 năm. Có thể nộp đơn xin nhập tịch trước 3 tháng vừa đủ 5 năm. Nhưng nếu ở nước ngoài qua 1 năm liên tục sẽ không hội đủ điều kiện nộp đơn.

2. Nếu lập gia đình với người Mỹ hay công dân có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ cần 3 năm là thường trú nhân với những điều kiện: Thường trú 3 năm tại Hoa Kỳ, lập giá thú với nhau đủ 3 năm và đương đơn phải cư ngụ đủ 3 tháng tại tiểu bang nơi mình nộp đơn xin nhập tịch.

3. Từ lúc nộp đơn cho đến khi nhận được thư mời đi phỏng vấn, có nơi đông thường trú nhân cư ngụ, phải chờ đợi lâu tới 8 tháng. Những năm trước đây, tất cả những người đi phỏng vấn thì không cần phải điều tra an ninh. Nhưng bây giờ hầu hết tất cả các đương đơn được mời đi phỏng vấn là đã có kết quả điều tra an ninh rồi.

5. Trong cuộc phỏng vấn, vị viên chức Lãnh Sự sẽ hỏi lại những câu hỏi ở trong mẫu đơn N.400 mà đương đơn đã điền vào những câu trả lời, để xem đương đơn có muốn thay đổi câu trả lời không. Tiếp theo đương đơn sẽ được hỏi về lịch sử Hoa Kỳ trong số 100 câu hỏi đã được phát trước để học. Đọc và viết một câu ngắn bằng tiếng Mỹ.

6. Những đương đơn nào trên 55 tuổi, mà đã là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất đã đủ 15 năm, thì được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình thông qua phiên dịch viên. Còn những ai trên 50 tuổi mà là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm thì cũng được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình thong qua phiên dịch viên. Những đương đơn nào có giấy bác sĩ chứng nhận tàn tật, kém trí nhớ, bệnh thần kinh đều được miễn trừ trả lời những câu hỏi khi nhận được thư mời đi phỏng vấn và coi như tự động được vô quốc tịch.

7. Sau khi đã thi đậu xong cuộc phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được thư mời đến Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ để tuyên thệ nhập tịch. Ở những nơi có quá đông người được tuyên thệ, Tòa Án không đủ chỗ ngồi, sẽ phải tổ chức cuộc tuyên thệ ở một nơi công cộng có thể chứa từ 1 ngàn đến 3 ngàn người. Hoặc quá 30 ngày, vì lý do nào đó, Tòa án không thể tổ chức cuộc tuyên thệ được, Tòa sẽ chỉ định cho Sở Di Trú cho đương đơn tuyên thệ ngay tại trụ sở của Sở Di Trú. Do đó, có những trường hợp vừa đậu xong cuộc phỏng vấn, nếu hồ sơ phỏng vấn của đương đơn đã có kết quả an ninh, vị giám khảo có thể cho đương đơn tuyên thệ ngay tại chỗ, mà không cần phải chờ đợi ngày ra Tòa tuyên thệ.

Sưu tầm:

17 Tháng Giêng 2020(Xem: 11720)
Chương trình đầu tư định cư Mỹ với visa L1/EB1C cho phép các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp cao được mở chi nhánh, thành lập công ty mới hoặc mua lại những doanh nghiệp đang hoạt động tại Mỹ để đầu tư sinh lời và mở ra cơ hội nhận được thẻ xanh ở Mỹ.
17 Tháng Giêng 2020(Xem: 15534)
Thường trú nhân phải thực hiện các tiến trình giống như là một công dân Hoa Kỳ kết hôn tại Việt Nam trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình. Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, thường trú nhân phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình với Sở Di Trú (USCIS).
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 9917)
Muốn bảo lãnh hôn thê / hôn phu qua Mỹ thì khi bắt đầu làm hồ sơ, quý vị cần xem xét mình có đủ yêu cầu để nộp đơn cho diện này hay không. Người bảo lãnh phải ít nhất 18 tuổi và chứng minh mình là công dân Mỹ. Thường trú nhân (thẻ xanh) không được phép bảo lãnh cho hôn thê / hôn phu. Thường trú nhân có thể bảo lãnh diện vợ/chồng, tuy nhiên thời gian chờ đợi có thể là 2 năm hoặc lâu hơn.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 22273)
Visa K1 là visa không định cư cho phép công dân Mỹ bảo lãnh hôn thê / hôn phu (đã đính hôn nhưng chưa kết hôn) qua Mỹ để kết hôn với công dân Mỹ và sau đó sẽ nộp đơn xin thẻ xanh (thường trú nhân) tại Mỹ.
03 Tháng Giêng 2020(Xem: 17582)
Tiến trình bảo lãnh vợ chồng năm 2020 không thay đổi nhiều so với năm 2019. Quy trình bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam sang Mỹ sẽ trải qua các bước dưới đây:
03 Tháng Giêng 2020(Xem: 10939)
Dịp Tết Âm lịch, Phòng lãnh sự của đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đóng cửa vào những ngày sau đây: Từ thứ Năm, ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến hết thứ Tư, ngày 29 tháng 1 năm 2020
01 Tháng Giêng 2020(Xem: 7863)
Xin thẻ xanh ở lại Mỹ là một thủ tục cho phép công dân nước ngoài hiện đang ở Mỹ theo diện không di dân (du lịch, du học, làm việc...) nộp hồ sơ thay đổi tình trạng qua tình trạng thường trú nhân (xin thẻ xanh). Công dân nước ngoài đến Mỹ trong tình trạng visa không di dân có thể xin thẻ xanh nếu họ hội đủ điều kiện cần thiết là...
01 Tháng Giêng 2020(Xem: 11280)
Hỏi : Nếu tôi không thể tham dự phỏng vấn vào ngày đã hẹn, liệu tôi có thể chuyển ngày hẹn đó sang cho người khác được không? Đáp : Không. Ngày hẹn phỏng vấn xin cấp thị thực của quý vị chỉ có giá trị cho bản thân quý vị và không thể chuyển sang cho người khác.
31 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 60855)
FCG tại Việt Nam kính báo với quý khách! Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 FCG tại Việt Nam sẽ chuyển văn phòng về địa chỉ "164 PHAN VĂN TRỊ, PHƯỜNG 12, QUẬN BÌNH THẠNH, SÀI GÒN". Văn phòng sẽ nghỉ làm từ 13h00 chiều ngày thứ 5 ( ngày 27 tháng 6 năm 2013 ) để chuyển văn phòng và bắt đầu làm lại vào ngày 1 THÁNG 7 NĂM 2013. Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ: THẮNG - 0918-767-167 hoặc UYÊN - 0902-014-183 Xin chân thành cảm ơn
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin