z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

TỪ CHỐI THỊ THỰC THEO MỤC INA 221(G)

17 Tháng Hai 20238:38 SA(Xem: 6501)
TỪ CHỐI THỊ THỰC THEO MỤC INA 221(G)
TỪ CHỐI THỊ THỰC THEO MỤC INA 221(g) 

   Khi đương đơn nộp đơn xin thị thực F-1, H1B hoặc các thị thực không định cư khác tại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước sở tại, việc thị thực bị từ chối ban đầu là khá phổ biến theo Mục 221(g) của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA). Mục từ chối này áp dụng rộng rãi cho rất nhiều vấn đề liên quan đến xin thị thực, bao gồm cả những vấn đề nhỏ, tạm thời và không đáng kể. Nhưng nếu kết quả mà bạn nhận được sau phỏng vấn là giấy đề mục INA 221(g) thì xem như bạn đã bị từ chối cấp thị thực. Điều này cần được lưu tâm vì nó rất quan trọng đối với các đương đơn xin thị thực trong tương lai, cũng như là đối với khách du lịch theo Chương trình Miễn thị thực (VWP).


221(g) Cho phép viên chức lãnh sự yêu cầu thêm thông tin

   Mục INA 221(g) là một điều luật khá rộng liên quan đến việc thị thực bị từ chối; cho phép các viên chức lãnh sự không cấp thị thực nếu đương đơn không đáp ứng đủ các yêu cầu của điều luật. Trên thực tế, mục từ chối này thường được áp dụng khi một hồ sơ nào đó bị lãnh sự nghi ngờ hoặc cần bổ sung thông tin. Viên chức lãnh sự có quyền yêu cầu thêm các bằng chứng/giấy tờ/tường trình để có thể đánh giá hồ sơ được chi tiết hơn. Mục điều luật từ chối này cũng được sử dụng cho trường hợp khi hồ sơ của công ty bảo lãnh tuy đã đươc chấp thuận nhưng thông tin về việc chấp thuận lại không được thể hiện trên hệ thống quản lý thông tin điện tử (PIMS). Thường những trường hợp như vậy sẽ cần phải trải qua kiểm tra an ninh.


   Các trường hợp có thể được chấp thuận sau khi bị từ chối theo mục 221(g)

Tuy mục INA 221(g) được áp dụng phổ biến, thế nhưng cũng có rất nhiều đơn xin thị thực được chấp thuận sau khi bị từ chối cấp thị thực bởi điều luật này. Đó là do việc kiểm tra an ninh được thông qua, hệ thống quản lý thông tin điện tử PIMS được cập nhật, và những giấy tờ/bằng chứng còn thiếu được bổ sung đầy đủ. Vì vậy, dù bị từ chối trước đó theo mục INA 221(g), nhưng cuối cùng họ vẫn có thể đạt được thị thực để vào Hoa Kỳ.


   Ở một góc độ khác, bị INA 221(g) từ chối không có nghĩa là người nộp đơn không đủ điều kiện để xin thị thực. Có nhiều tình huống, ví dụ, Lãnh Sự Quán sẽ không cấp thị thực H1B cho đương đơn vì công ty bảo lãnh không thể cung cấp bằng chứng theo yêu cầu của lãnh sự. Những trường hợp này có thể đủ điều kiện để được cấp các loại thị thực khác thông qua công ty bảo lãnh mới H-4s hoặc các diện bảo lãnh vợ/chồng tương ứng của họ.

11.tu-choi-thi-thuc


221(g) Phải được thể hiện trong các Đơn xin thị thực trong tương lai

   Trên mẫu đơn xin thị thực, mỗi đương đơn đều được hỏi rằng đã từng bị từ chối cấp thị thực hay chưa. Trả lời cho câu hỏi này là “Có” nếu như bạn từng bị từ chối theo mục INA 221(g). Dù việc từ chối INA 221(g) của bạn đã được thông qua và bạn đã được cấp thị thực sau đó, nhưng bạn vẫn buộc phải trả lời “Có” cho câu hỏi trên.


Đương đơn du lịch theo chương trình miễn thị thực VWP có thể sẽ phải cần Tem thị thực sau khi bị từ chối theo mục 221(g)

   Nguyên tắc này cũng được áp dung tương tự đối với đương đơn xin du lịch theo chương trình miễn thị thực VWP trong ứng dụng ESTA. Nếu họ từng bị từ chối thị thực theo mục 221(g) thì họ phải trả lời đúng sự thật. Trả lời “Có” cho câu hỏi này có thể dẫn đến việc họ phải nộp đơn xin phỏng vấn thị thực du lịch trực tiếp tại Lãnh Sự Quán ở nước sở tại thay vì đươc sử dụng chương trình du lịch miễn thị thực VWP.


Điều gì sẽ xảy ra nếu vô ý trả lời sai?

   Việc này sẽ xảy ra với rất nhiều người. Cần lưu ý là phải trả lời thật chính xác những câu hỏi tương tự như vậy trong các buổi phỏng vấn sau này. Lãnh sự thường có thể tha thứ và bỏ qua những câu trả lời không chính xác nếu đó là lỗi nhầm lẫn thực sự hơn là hành vi cố ý trả lời sai để cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm.


Phần kết luận

   Đây là một ví dụ về tầm quan trọng của việc hiểu các câu hỏi trên các biểu mẫu nhập cư. Chúng ta không nên đoán ý của bất kỳ câu hỏi nào. Nếu có điều gì không rõ ràng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn pháp lý phù hợp để tránh các vấn đề có thể xảy ra. 

Theo Murthy

  Để được hỗ trợ hồ sơ về di trú Mỹ, Quý vị có thể liên hệ ngay để được chúng tôi TƯ VẤN MIỄN PHÍ

HOTLINE:

Văn phòng Garden Grove: (877) 348-7869

Văn phòng San Jose: (408) 998-5555

Văn phòng Houston: (832) 353-3535

Văn phòng Việt Nam: (028) 3516-2118

www.ditrumy.com

 

12 Tháng Mười 2015(Xem: 37966)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/02/2008 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/05/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 08/02/2009 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 15/06/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/03/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
16 Tháng Chín 2015(Xem: 34651)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/01/2008 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/04/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/01/2009 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/05/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/02/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
20 Tháng Tám 2015(Xem: 29812)
Bắt đầu từ ngày 13 tháng 7 năm 2015, Sở Di Trú sẽ tiếp tục nhận đơn I-907, về việc yêu cầu xử lý cấp cao cho tất cả các mẫu đơn I-129, Đơn xin gia hạn không di dân, H-1B của các kiến nghị được nghỉ. Yêu cầu xử ý cao cấp cho form I-129 loại H-1B mở rộng của đơn kiến nghị được nhận bởi USCIS trước ngày 13 tháng 7 năm 2015 sẽ bị từ chối.
13 Tháng Tám 2015(Xem: 42166)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/12/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/03/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 22/12/2008 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 08/05/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 15/01/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 43072)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/11/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/12/2013 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/11/2008 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 08/04/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2002 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 43723)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/10/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 08/11/2013 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/10/2008 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 15/03/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 22/10/2002 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
13 Tháng Năm 2015(Xem: 44099)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/09/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/10/2013 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/09/2008 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/02/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/09/2002 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
15 Tháng Tư 2015(Xem: 38108)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/08/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/09/2013 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/09/2008 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/02/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/08/2002 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
19 Tháng Ba 2015(Xem: 48094)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/08/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/08/2013 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 22/08/2008 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 08/02/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 15/06/2002
25 Tháng Hai 2015(Xem: 105349)
Trước khi bước vào những điều mà chúng đang đang kỳ vọng vào việc cải tổ di trú vào năm 2015, chúng ta cần phải kiểm chứng lại toàn bộ những gì đã xảy ra trong suốt thời gian 2014 về luật di trú Mỹ. Theo thống kê của Quốc hội Hoa Kỳ, việc di dân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đang ở mức cao trong danh sách di dân của các Quốc gia có số lượng chờ đợi di dân sang Mỹ theo dạng : Bảo lãnh thân nhân trong gia đình và kết hôn.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin