z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

TỪ CHỐI THỊ THỰC THEO MỤC INA 221(G)

17 Tháng Hai 20238:38 SA(Xem: 6430)
TỪ CHỐI THỊ THỰC THEO MỤC INA 221(G)
TỪ CHỐI THỊ THỰC THEO MỤC INA 221(g) 

   Khi đương đơn nộp đơn xin thị thực F-1, H1B hoặc các thị thực không định cư khác tại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước sở tại, việc thị thực bị từ chối ban đầu là khá phổ biến theo Mục 221(g) của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA). Mục từ chối này áp dụng rộng rãi cho rất nhiều vấn đề liên quan đến xin thị thực, bao gồm cả những vấn đề nhỏ, tạm thời và không đáng kể. Nhưng nếu kết quả mà bạn nhận được sau phỏng vấn là giấy đề mục INA 221(g) thì xem như bạn đã bị từ chối cấp thị thực. Điều này cần được lưu tâm vì nó rất quan trọng đối với các đương đơn xin thị thực trong tương lai, cũng như là đối với khách du lịch theo Chương trình Miễn thị thực (VWP).


221(g) Cho phép viên chức lãnh sự yêu cầu thêm thông tin

   Mục INA 221(g) là một điều luật khá rộng liên quan đến việc thị thực bị từ chối; cho phép các viên chức lãnh sự không cấp thị thực nếu đương đơn không đáp ứng đủ các yêu cầu của điều luật. Trên thực tế, mục từ chối này thường được áp dụng khi một hồ sơ nào đó bị lãnh sự nghi ngờ hoặc cần bổ sung thông tin. Viên chức lãnh sự có quyền yêu cầu thêm các bằng chứng/giấy tờ/tường trình để có thể đánh giá hồ sơ được chi tiết hơn. Mục điều luật từ chối này cũng được sử dụng cho trường hợp khi hồ sơ của công ty bảo lãnh tuy đã đươc chấp thuận nhưng thông tin về việc chấp thuận lại không được thể hiện trên hệ thống quản lý thông tin điện tử (PIMS). Thường những trường hợp như vậy sẽ cần phải trải qua kiểm tra an ninh.


   Các trường hợp có thể được chấp thuận sau khi bị từ chối theo mục 221(g)

Tuy mục INA 221(g) được áp dụng phổ biến, thế nhưng cũng có rất nhiều đơn xin thị thực được chấp thuận sau khi bị từ chối cấp thị thực bởi điều luật này. Đó là do việc kiểm tra an ninh được thông qua, hệ thống quản lý thông tin điện tử PIMS được cập nhật, và những giấy tờ/bằng chứng còn thiếu được bổ sung đầy đủ. Vì vậy, dù bị từ chối trước đó theo mục INA 221(g), nhưng cuối cùng họ vẫn có thể đạt được thị thực để vào Hoa Kỳ.


   Ở một góc độ khác, bị INA 221(g) từ chối không có nghĩa là người nộp đơn không đủ điều kiện để xin thị thực. Có nhiều tình huống, ví dụ, Lãnh Sự Quán sẽ không cấp thị thực H1B cho đương đơn vì công ty bảo lãnh không thể cung cấp bằng chứng theo yêu cầu của lãnh sự. Những trường hợp này có thể đủ điều kiện để được cấp các loại thị thực khác thông qua công ty bảo lãnh mới H-4s hoặc các diện bảo lãnh vợ/chồng tương ứng của họ.

11.tu-choi-thi-thuc


221(g) Phải được thể hiện trong các Đơn xin thị thực trong tương lai

   Trên mẫu đơn xin thị thực, mỗi đương đơn đều được hỏi rằng đã từng bị từ chối cấp thị thực hay chưa. Trả lời cho câu hỏi này là “Có” nếu như bạn từng bị từ chối theo mục INA 221(g). Dù việc từ chối INA 221(g) của bạn đã được thông qua và bạn đã được cấp thị thực sau đó, nhưng bạn vẫn buộc phải trả lời “Có” cho câu hỏi trên.


Đương đơn du lịch theo chương trình miễn thị thực VWP có thể sẽ phải cần Tem thị thực sau khi bị từ chối theo mục 221(g)

   Nguyên tắc này cũng được áp dung tương tự đối với đương đơn xin du lịch theo chương trình miễn thị thực VWP trong ứng dụng ESTA. Nếu họ từng bị từ chối thị thực theo mục 221(g) thì họ phải trả lời đúng sự thật. Trả lời “Có” cho câu hỏi này có thể dẫn đến việc họ phải nộp đơn xin phỏng vấn thị thực du lịch trực tiếp tại Lãnh Sự Quán ở nước sở tại thay vì đươc sử dụng chương trình du lịch miễn thị thực VWP.


Điều gì sẽ xảy ra nếu vô ý trả lời sai?

   Việc này sẽ xảy ra với rất nhiều người. Cần lưu ý là phải trả lời thật chính xác những câu hỏi tương tự như vậy trong các buổi phỏng vấn sau này. Lãnh sự thường có thể tha thứ và bỏ qua những câu trả lời không chính xác nếu đó là lỗi nhầm lẫn thực sự hơn là hành vi cố ý trả lời sai để cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm.


Phần kết luận

   Đây là một ví dụ về tầm quan trọng của việc hiểu các câu hỏi trên các biểu mẫu nhập cư. Chúng ta không nên đoán ý của bất kỳ câu hỏi nào. Nếu có điều gì không rõ ràng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn pháp lý phù hợp để tránh các vấn đề có thể xảy ra. 

Theo Murthy

  Để được hỗ trợ hồ sơ về di trú Mỹ, Quý vị có thể liên hệ ngay để được chúng tôi TƯ VẤN MIỄN PHÍ

HOTLINE:

Văn phòng Garden Grove: (877) 348-7869

Văn phòng San Jose: (408) 998-5555

Văn phòng Houston: (832) 353-3535

Văn phòng Việt Nam: (028) 3516-2118

www.ditrumy.com

 

24 Tháng Giêng 2024(Xem: 912)
Trong các dự án đầu tư vào khu vực nông thôn, việc giảm thiểu rủi ro là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần cân nhắc. Một số phương án bao gồm việc lựa chọn các dự án có tiềm năng tăng trưởng ổn định, phân tích kỹ lưỡng về môi trường kinh doanh và nhu cầu thị trường tại khu vực đó. Ngoài ra, việc tìm hiểu và tuân thủ các quy định pháp lý tại khu vực đầu tư cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu rủi ro. Đọc thêm thông tin chi tiết và các lời khuyên hữu ích trong bài viết sau.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 912)
Thời gian duyệt đơn xin thị thực EB-5 có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dù lựa chọn đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp riêng hay tham gia vào dự án của Trung tâm Khu vực, quá trình xét duyệt hồ sơ của USCIS cần thời gian và sự kiên nhẫn. Thời gian duyệt hồ sơ EB-5 thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm, phụ thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ và tốc độ xử lý của USCIS. Để có cái nhìn chính xác, Quý vị hãy đọc thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 953)
Khi đầu tư vào dự án EB-5 để nhận thẻ xanh Hoa Kỳ, việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp của vốn đầu tư là bước quan trọng. Dù lựa chọn đầu tư trực tiếp hay qua Trung tâm Khu vực, nhà đầu tư cần cung cấp bằng chứng vững chắc về nguồn tiền, từ cách kiếm được đến lịch sử tài chính. USCIS kiểm tra chặt chẽ nguồn vốn để đảm bảo tính hợp pháp. Để hiểu rõ về yêu cầu này, xem thêm thông tin chi tiết trong bài viết.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 887)
Khi xem xét diện đầu tư EB-5 nhằm mục tiêu định cư tại Hoa Kỳ, nhà đầu tư cần nắm vững một số thông tin quan trọng và chuẩn bị sẵn sàng cho các câu hỏi thường gặp. Những câu hỏi quan trọng như số vốn cần đầu tư, tiêu chí tạo việc làm, và thời gian xử lý hồ sơ cần được hiểu rõ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Mời quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau để hiểu rõ hơn về chương trình EB-5 và các yếu tố liên quan.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 876)
Xu hướng đầu tư diện EB5 cho năm 2023 tiếp tục phát triển với nhiều cơ hội và lựa chọn hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình thẻ xanh EB5 Hoa Kỳ, nhà đầu tư có thể chọn giữa hai hình thức: đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp của mình hoặc tham gia các dự án do các Trung tâm Khu vực đề xuất. Cả hai hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, và nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng để chọn phương án phù hợp nhất với mình.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 1242)
Một thường trú nhân (người giữ thẻ xanh) tại Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con chưa kết hôn dưới 21 tuổi định cư tại Hoa Kỳ. Đây là một quan hệ gia đình ưu tiên, và visa bảo lãnh thường được xử lý một cách nhanh chóng. Sau khi đơn bảo lãnh được Sở Di trú chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh sẽ được chuyển tiếp đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) để tiếp tục xét duyệt. Quá trình này bao gồm việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết và cuối cùng là buổi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán hay Đại Sứ Quán Hoa Kỳ nơi con cái của quý vị đang sinh sống, trước khi visa định cư được cấp.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 885)
Chương trình EB-5 mang đến những cơ hội độc đáo cho nhà đầu tư, đặc biệt là ở các Khu vực Mục tiêu tạo việc làm (TEAs). Tìm hiểu cụ thể các dự án cơ bản bản cho chương trình EB5 qua bài viết sau đây.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 3077)
Lịch chiếu khán (hay còn gọi là lịch visa): Giúp các bạn có visa định cư Mỹ thuộc các diện F có thể biết hồ sơ của mình đã đến ngày đáo hạn hay chưa, cũng như dựa vào lịch chiếu kháng này để hướng dẫn chi tiết các cách làm hồ sơ định cư Mỹ, theo đó chuyển trạng thái hoàn tất hồ sơ và chờ ngày phỏng vấn.
13 Tháng Giêng 2024(Xem: 850)
Trong quá trình bảo lãnh cha mẹ để họ có thể định cư tại Hoa Kỳ, một bước quan trọng là hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh và xử lý hồ sơ tại Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC). Để hiểu rõ hơn về quy trình và các yêu cầu cụ thể cho việc bảo trợ tài chánh và xử lý hồ sơ tại NVC cho việc bảo lãnh cha mẹ, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 959)
Khi nhận được Yêu cầu Bổ sung Bằng chứng (Request for Evidence, RFE) từ Sở Di trú, Quý vị cần xem xét: phân tích kỹ lưỡng yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ phản hồi một cách cẩn thận. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ lưỡng, với mục tiêu làm rõ và hỗ trợ đầy đủ cho yêu cầu ban đầu của bạn. Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và xử lý khi nhận được RFE từ Sở Di trú, cũng như các bước cần thực hiện để chuẩn bị hồ sơ phản hồi, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin