z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Cần làm gì khi nhận được thông báo từ Sở di trú cho phép khiếu nại hồ sơ bị Lãnh sự từ chối - Intent to Revoke?

22 Tháng Mười 20202:04 CH(Xem: 13829)
Cần làm gì khi nhận được thông báo từ Sở di trú cho phép khiếu nại hồ sơ bị Lãnh sự từ chối - Intent to Revoke?

Sau cuộc phỏng vấn hồ sơ diện bảo lãnh vợ chồng, nếu Lãnh sự quán không tin mối quan hệ hôn nhân là thật sự họ có thể sẽ điều tra thêm để có đầy đủ chứng cứ trước khi đưa ra quyết định. Hồ sơ sẽ được chuyển cho bộ phận điều tra phòng chống gian lận và có thể họ sẽ cử nhân viên điều tra đến tận nhà của đương đơn để thăm dò và tra vấn thêm.

can-lam-gi-khi-nhan-duoc-thong-bao-intent-to-revoke-ditrumySau cuộc điều tra nếu đương đơn và người bảo lãnh không chứng minh và thuyết phục được Lãnh sự rằng mối quan hệ hôn nhân của mình là thật thì Lãnh sự sẽ từ chối cấp visa và thông báo sẽ gởi trả toàn bộ hồ sơ về cho Sở di trú .

Rất nhiều người nghĩ rằng, sau khi hồ sơ bị Lãnh sự từ chối là có thể làm khiếu nại được ngay nhưng KHÔNG PHẢI VẬY. Bạn phải đợi Sở di trú gởi thông báo và khi nhận được thông báo thì bạn mới có thể nộp hồ sơ khiếu nại. Thông báo này có tên là Notice of Intent to Revoke (thông báo ý định thu hồi sự chấp thuận). Khi nhận được thông báo này, người bảo lãnh chỉ có 30 ngày để hồi đáp và phải kèm theo những bằng chứng để phản biện lại ý định thu hồi sự chấp thuận của Sở di trú. Trong trường hợp người bảo lãnh không hồi đáp hoặc hồi đáp quá hạn thì Sở di trú sẽ đóng hồ sơ.

Thời gian để nhận được thông báo Notice of Intent to Revoke: khoảng từ 6 tháng đến 3 năm kể từ lúc đương đơn phỏng vấn tại Lãnh sự quán.

Nhận được thư từ Sở di trú cho phép khiếu nại hồ sơ bị Lãnh sự từ chối, các cặp đôi cần làm gì?

Khi nhận được Notice of Intent to Revoke (Thông báo ý định thu hồi sự chấp thuận), điều đương đơn và người bảo lãnh cần làm ngay là giữ thật kỹ lá thư này, đọc và phân tích lý do mà Lãnh sự quán từ chối cấp visa.

Lưu ý: chỉ có người bảo lãnh mới có thể làm khiếu nại. Người bảo lãnh phải gửi những giấy tờ sau đến Sở Di Trú:
  • Thư giải trình toàn bộ những vấn đề được nêu trong Notice of Intent to Revoke
  • Các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn và người bảo lãnh là thật và vẫn đang tiếp diễn ở thời điểm hiện tại. Ví dụ: Nếu 2 vợ chồng đã có con chung, đương đơn có thể gửi mẫu xét nghiệm máu hoặc ADN để chứng minh mối quan hệ ruột thịt của người bảo lãnh và các con hoặc các bằng chứng khác có thể cho thấy mối quan hệ của đương đơn là thật như: Tài khoản ngân hàng chung, Hợp đồng bảo hiểm có tên đương đơn và người bảo lãnh là người thụ hưởng, vé máy bay, hình ảnh những chuyến về thăm sau này (dù hồ sơ đã bị từ chối)…kèm theo những giấy tờ chứng minh  mối quan hệ yêu đương là thật, không hề có sự giả dối, mục đích định cư hay vụ lợi gì khác.

Từ lúc nộp xong hồ sơ khiếu nại cho Sở di trú, phải đợi xét bao lâu?
Không có thời gian cụ thể. Theo kinh nghiệm của First Consulting Group, kể từ lúc đương đơn gởi thư khiếu nại và cung cấp đầy đủ bằng chứng theo yêu cầu thì Sở Di Trú xét khoảng từ 6 tháng – 2 năm.

1.    Nếu Sở Di Trú tin vào mối quan hệ vợ chồng của đương đơn là thật, họ sẽ cấp giấy tái chấp thuận. Hồ sơ sẽ được chuyển qua NVC và đương đơn sẽ nhận được thư của Lãnh sự thông báo hồ sơ của đương đơn đã được tái chấp thuận và chuyển về Việt Nam, đương đơn sẽ được lên lịch để phỏng vấn lại với Lãnh sự quán.

2.    Nếu Sở Di Trú không tin thì họ sẽ ra một thông báo là hồ sơ của đương đơn chính thức bị từ chối và đương đơn có thể tiếp tục khiếu nại lên hội đồng kháng án di trú nếu muốn. Khi kháng án, đương đơn cần đóng thêm phí chính phủ và phải có thêm bằng chứng mới thuyết phục hơn so với hồ sơ khiếu nại thì mới nên nộp hồ sơ kháng cáo này.

Chi phí nộp hồ sơ khiếu nại:
Đối với hồ sơ khiếu nại lần đầu tiên theo hồ sơ cũ từ Sở Di Trú thì đương đơn không cần phải đóng phí gì cả.

Luật Di Trú Mỹ khá phức tạp, nếu không hiểu rõ thủ tục, có nguy cơ khiến Lãnh sự đặt câu hỏi nghi ngờ nhiều hơn. Hơn nữa, bạn chỉ có 30 ngày từ khi nhận được thư Notice of Intent to Revoke để hồi đáp. Vậy nên bạn cần thiết phải có một văn phòng tư vấn di trú chuyên nghiệp và làm hồ sơ thật chuẩn xác cho bạn thì mới có cơ hội được cấp visa. Vui lòng liên lạc với First Consulting Group để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ của bạn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
17 Tháng Giêng 2020(Xem: 15506)
Thường trú nhân phải thực hiện các tiến trình giống như là một công dân Hoa Kỳ kết hôn tại Việt Nam trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình. Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, thường trú nhân phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình với Sở Di Trú (USCIS).
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 9905)
Muốn bảo lãnh hôn thê / hôn phu qua Mỹ thì khi bắt đầu làm hồ sơ, quý vị cần xem xét mình có đủ yêu cầu để nộp đơn cho diện này hay không. Người bảo lãnh phải ít nhất 18 tuổi và chứng minh mình là công dân Mỹ. Thường trú nhân (thẻ xanh) không được phép bảo lãnh cho hôn thê / hôn phu. Thường trú nhân có thể bảo lãnh diện vợ/chồng, tuy nhiên thời gian chờ đợi có thể là 2 năm hoặc lâu hơn.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 22219)
Visa K1 là visa không định cư cho phép công dân Mỹ bảo lãnh hôn thê / hôn phu (đã đính hôn nhưng chưa kết hôn) qua Mỹ để kết hôn với công dân Mỹ và sau đó sẽ nộp đơn xin thẻ xanh (thường trú nhân) tại Mỹ.
03 Tháng Giêng 2020(Xem: 17559)
Tiến trình bảo lãnh vợ chồng năm 2020 không thay đổi nhiều so với năm 2019. Quy trình bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam sang Mỹ sẽ trải qua các bước dưới đây:
03 Tháng Giêng 2020(Xem: 10915)
Dịp Tết Âm lịch, Phòng lãnh sự của đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đóng cửa vào những ngày sau đây: Từ thứ Năm, ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến hết thứ Tư, ngày 29 tháng 1 năm 2020
01 Tháng Giêng 2020(Xem: 7848)
Xin thẻ xanh ở lại Mỹ là một thủ tục cho phép công dân nước ngoài hiện đang ở Mỹ theo diện không di dân (du lịch, du học, làm việc...) nộp hồ sơ thay đổi tình trạng qua tình trạng thường trú nhân (xin thẻ xanh). Công dân nước ngoài đến Mỹ trong tình trạng visa không di dân có thể xin thẻ xanh nếu họ hội đủ điều kiện cần thiết là...
01 Tháng Giêng 2020(Xem: 11266)
Hỏi : Nếu tôi không thể tham dự phỏng vấn vào ngày đã hẹn, liệu tôi có thể chuyển ngày hẹn đó sang cho người khác được không? Đáp : Không. Ngày hẹn phỏng vấn xin cấp thị thực của quý vị chỉ có giá trị cho bản thân quý vị và không thể chuyển sang cho người khác.
31 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 60841)
FCG tại Việt Nam kính báo với quý khách! Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 FCG tại Việt Nam sẽ chuyển văn phòng về địa chỉ "164 PHAN VĂN TRỊ, PHƯỜNG 12, QUẬN BÌNH THẠNH, SÀI GÒN". Văn phòng sẽ nghỉ làm từ 13h00 chiều ngày thứ 5 ( ngày 27 tháng 6 năm 2013 ) để chuyển văn phòng và bắt đầu làm lại vào ngày 1 THÁNG 7 NĂM 2013. Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ: THẮNG - 0918-767-167 hoặc UYÊN - 0902-014-183 Xin chân thành cảm ơn
26 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 16366)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/07/2013 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 08/08/2014 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 15/11/2007 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/02/2007 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin