z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Tâm sự của một chuyên viên di trú khi làm hồ sơ xin ân xá I-601

27 Tháng Năm 20203:33 CH(Xem: 15821)
Tâm sự của một chuyên viên di trú khi làm hồ sơ xin ân xá I-601

TÂM SỰ CỦA MỘT CHUYÊN VIÊN DI TRÚ KHI LÀM HỒ SƠ XIN ÂN XÁ I-601


Hai vợ chồng anh P (tại bài viết này xin được phép giấu tên) ngồi trước mặt tôi, tay họ nắm chặt nhau, khóe mắt rưng rưng và họ nói “Cảm ơn em rất nhiều”. Chỉ 5 chữ nhưng chứa đầy lòng biết ơn và tri ân. Hồ sơ xin ân xá của họ đã được chấp thuận. Điều đó đồng nghĩa gia đình họ sẽ sớm được cấp visa đi Mỹ, sau khi hoàn thành tiếp thủ tục khám sức khỏe và bổ sung một số giấy tờ dân sự. Tôi thấy sống mũi mình cay cay và nước mắt cũng chực trào ra, mặc dù đây không phải lần đầu tiên hồ sơ xin ân xá do tôi đảm nhận được chấp thuận. (Tôi xin được phép cắt nghĩa: Hồ sơ xin ân xá I-601 được sử dụng với trường hợp một cá nhân từng phạm tội, mà tội danh đó được liệt kê trong danh sách cấm nhập cảnh theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ, muốn xin được chính phủ Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm nhập đó).

tam-su-cua-mot-chuyen-vien-di-tru-khi-lam-ho-so-xin-an-xa-i-601-ditrumyNhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ hai vợ chồng anh P, tôi cảm nhận đây là một gia đình giàu tình cảm. Họ ngồi cạnh nhau, hai bàn tay siết chặt với nhau. Mặc dù đã có 3 đứa con chung và các con đều đã đến tuổi cập kê, nhưng mỗi lần một người cất tiếng nói, đối phương đều dõi mắt nhìn theo. Chị vợ kể rằng gia đình họ thật sư bất ngờ vì tội lỗi trong quá khứ của người chồng thời còn nông nổi, mà bây giờ cả nhà họ phải trả cái giá đắt.

Cách đây 22 năm (năm 1998), anh P phạm án cướp giật tài sản, bị phạt 18 tháng tù treo. Đến khi phỏng vấn định cư diện F4 thì bị từ chối cấp visa và phải làm đơn xin ân xá, nộp lên Sở di trú Hoa Kỳ. Ba cô con gái của họ cũng vì thế mà mất đi cơ hội định cư Mỹ, mất đi tương lai tươi sáng ở phía trước. Tuy nhiên, anh P khẳng định rằng ba đứa con không hề oán trách anh vì những chuyện đã rồi, chính điều đó làm anh thấy dằn vặt bản thân hơn nữa. Anh gửi gắm tất cả niềm tin vào công ty chúng tôi, mà đại diện là tôi, vì theo thông tin tìm kiếm được trên internet và lời giới thiệu của bạn bè người thân, anh biết được công ty tôi đã giúp nhiều trường hợp như anh thành công. Tôi có chút áp lực vì trường hợp của anh có một số yếu tố bất lợi, nhưng bằng năng lực chuyên môn và 5 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi vẫn tin vào kết quả cuối cùng là hồ sơ sẽ được chấp thuận. Và, tôi đã đúng.

Tôi từng giải quyết nhiều trường hợp như anh nên trấn an và khuyên hai vợ chồng rằng đã đến bước đường cùng thì hãy tin tưởng và làm theo hướng dẫn của tôi. Tôi không đảm bảo tỷ lệ thành công tuyệt đối, và lường trước hồ sơ của anh có thể phải bổ sung thêm bằng chứng; nhưng tôi mong anh và gia đình sẽ hợp tác tốt với chúng tôi và làm hết sức để hồ sơ được chấp thuận. “Khi một người bị dồn vào thế bí và muốn thoát ra, không còn cách nào khác ngoài việc hành động và tin tưởng rằng mình sẽ thành công”.

tam-su-cua-mot-chuyen-vien-di-tru-khi-lam-ho-so-xin-an-xa-i-601-ditrumyDo hợp tác tốt và làm theo đúng chỉ dẫn của tôi, mà gia đình anh P cung cấp bằng chứng rất nhiều và đa dạng. Có thể liệt kê các bằng chứng như: giấy xác nhận do giám đốc công ty anh P đang làm về những cống hiến và thành tích anh đạt được.  Giấy chứng nhận anh P hoạt động từ thiện tại địa phương, đóng góp cho bệnh nhân ung thư.  Giấy hiến máu nhân đạo. Giấy gia đình văn hóa. Hình chụp anh P đi phát gạo mì tôm cho người nghèo, và thêm nhiều bằng chứng khác nữa. Khoảng 3 tháng sau khi hồ sơ của anh P được nộp lên Sở di trú, nước Mỹ bùng phát dịch Covid 19, khiến anh lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xét duyệt hồ sơ. Nhưng vốn đã chuẩn bị tinh thần sẽ gặp khó khăn từ trước và cứ 2 tháng mỗi lần được tôi cập nhật tình trạng hồ sơ xét đến đâu, nên gia đình anh cũng không quá hoang mang.

Người xưa nói không sai: trong cái rủi có cái may. Đến tháng thứ 5, Sở di trú thông báo hồ sơ được chấp thuận. Tôi gọi điện báo cho anh P mà lòng hớn hở vô cùng. Tôi nhớ mồn một câu nói của anh sau khi nghe tôi thông báo tin mừng: “Em đã mang lại may mắn cho gia đình anh, cảm ơn em”. Bản thân tôi cũng thầm cảm ơn và tự hào vì những nỗ lực của mình và khách hàng đã được đền đáp xứng đáng. Tôi rút ra 3 nhân tố tạo nên thành công này gồm: năng lực, niềm tin và may mắn.

Tôi cảm thấy công việc mà tôi đang làm có ý nghĩa vô cùng vì tôi có thể giúp ích cho nhiều gia đình để họ có được visa qua Mỹ. Dẫu biết là cuộc sống tương lai của họ tại Mỹ là một trận đấu cam go với nhiều thử thách, có chiến thắng trong trận đấu đó hay không là do họ quyết định, nhưng TÔI đã cho họ tấm vé để tham gia vào trận đấu đó.

Sài Gòn, 27 tháng 5, 2020.
Chuyên viên: Lê Thị Tuyết Trinh

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 33369)
Tổng thống Barack Obama một lần nữa nhấn mạnh vấn đề cải cách di trú vào hôm thứ Sáu khi ông chào mừng 25 công dân Mỹ mới trong lễ nhập tịch diễn ra tại Tòa Bạch Ốc đặc biệt trong Ngày Độc Lập. Ông Obama nói các công dân mới, tất cả đều là thành viên trong quân đội Mỹ hoặc vợ/chồng của họ, là một sự nhắc nhở rằng nước Mỹ “đang và luôn luôn là một quốc gia của người nhập cư”.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 66458)
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30-6 cho biết ông sẽ sử dụng quyền hành pháp để cải tổ hệ thống luật di trú Mỹ đồng thời với các biện pháp bổ sung để bảo vệ biên giới mà không cần phải thông qua Quốc hội.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 31905)
Trở thành một công dân Hoa Kỳ gần như đã khiến anh Minh Nguyễn mất cả mạng sống. Anh vượt biên khỏi Việt Nam bằng thuyền lúc còn là một cậu bé và suýt chết trong chuyến đi. Anh và gia đình cuối cùng đã tìm đường đến được Hoa Kỳ. Nay là một nhà làm phim, anh Minh sống ở Los Angeles với vợ và gia đình người anh trai.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 66667)
Luật Di Trú thì rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục hành chánh pháp lý, Để có thể hội đủ các điều kiện di trú vào Hoa Kỳ, mà đôi khi ngay cả một số luật sư chuyên biệt về di trú chưa nắm rõ được các luật về di trú , vì thiếu kinh nghiệm hay cập nhật thông tin trễ .
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 34871)
Luật Bảo Vệ Hôn Nhân Bổ Sung: Có hiệu lực ngay lập tức, vợ chồng đồng tính và các con của họ có quyền như nhau đối với các loại thị thực di dân như các thành viên phụ thuộc khác trong gia đình. Vợ chồng đồng tính của công dân Hoa Kỳ, hoặc của thường trú nhân Hoa Kỳ (LPR), có thể xin thị thực di dân sau khi được Sở Di Trú Hoa Kỳ chấp thuận trên mẫu I-130.
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 33449)
Luật Di trú hiện hành cho phép công dân Hoa Kỳ bảo lãnh anh chị em và con cái thành niên và có gia đình. Điều này có thể thay đổi nếu đề nghị di trú của Thượng viện được ký thành luật. Dự luật hiện tại của Thượng viện loại bỏ loại cấp visa cho anh chí ̣em ruột để Công dân Hoa Kỳ không còn được bảo lãnh anh chị em ruột của họ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 33697)
LỊCH CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 8-2014 - Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/04/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/05/2012 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/07/2007
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 33562)
THƯỜNG TRÚ NHÂN BẢO LÃNH THÂN NHÂN Thường trú nhân phải thực hiện các tiến trình giống như là một công dân Hoa Kỳ kết hôn tại Việt Nam trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình. Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, thường trú nhân phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình với Sở Di Trú (USCIS).
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 29534)
Thứ 2 vừa rồi, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã ra pháp lệnh về việc những trẻ em trong diện đi kèm bố mẹ đang đợi Visa nhập cư sẽ phải đợi thêm 1 thời gian nữa, nếu chúng đã tròn 21 tuổi. 5 ý kiến đồng tình và 4 phản đối về quyết định cho rằng chỉ trong những trường hợp hạn chế nhất định theo luật nhập cư liên bang, những trẻ em đã trưởng thành vẫn được giữ nguyên thứ tự xét duyệt.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 31709)
LỊCH CHIẾU KHÁN DI DÂN ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2014 - Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/04/2007 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/05/2012 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/05/2007
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin