z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Bảo lãnh anh chị em qua Mỹ mất bao lâu? - Giấy tờ nộp cho Sở di trú cần những gì?

22 Tháng Giêng 202212:40 CH(Xem: 88378)
Bảo lãnh anh chị em qua Mỹ mất bao lâu? - Giấy tờ nộp cho Sở di trú cần những gì?

BẢO LÃNH ANH CHỊ EM QUA MỸ MẤT BAO LÂU?


bao-lanh-anh-chi-em-qua-my-mat-bao-lau-ditrumy

Bảo lãnh anh chị em được xét theo diện ưu tiên F4. Hiện tại thời gian bảo lãnh anh chị em từ lúc bắt đầu nộp hồ sơ bảo lãnh cho đến khi được mời đi phỏng vấn khoảng 14 năm.

Để bảo lãnh anh chị em, cần có những giấy tờ sau:
Giai đoạn Sở di trú:

  • Đơn I-130
  • Bản copy giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh (chứng minh ít nhất có một cha (hoặc mẹ) chung)
  • Bản copy hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sanh Hoa Kỳ của người bảo lãnh
  • Bản copy giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)

 Giai đoạn NVC:

  • Bản sao giấy khai sinh
  • Bản sao hôn thú
  • Bản sao giấy ly hôn (nếu có)
  • Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu có)
  • Bản sao hộ chiếu
  • 2 tấm hình 5x5 cm
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (trường hợp có án tích nộp thêm Bản án Tòa án, giấy xóa án. Nếu sống ở nước ngoài trên 6 tháng từ khi đủ 16 tuổi cần làm thêm Lý lịch tư pháp tại nơi đó)
  • Đơn bảo trợ tài chánh I-864,I-864A, hồ sơ thuế năm gần nhất (Tax Transcript, W2/1099, 2 cùi lương gần nhất / thư xác nhận việc làm hoặc Business Licence)
  • Đơn xin thị thực DS-260


Trường hợp bảo lãnh anh chị em thông qua quan hệ con nuôi, con của cha mẹ kế hoặc cùng cha khác mẹ.

Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có mối quan hệ thông qua hình thức con nuôi, vui lòng nộp:

  • Một bản sao của Giấy Chứng Nhận Nuôi Con nuôi cho thấy rằng việc nhận nuôi đã diễn ra trước khi người bảo lãnh hoặc anh chị em (người con nuôi) được 16 tuổi.


Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có quan hệ thông qua hình thức cha mẹ kế, xin vui lòng nộp:

  • Bản sao ly hôn của cha /mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế với cuộc hôn nhân trước.
  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha/mẹ kế với cha/mẹ ruột (áp dụng giới hạn độ tuổi đối với con riêng, vào thời điểm cha/mẹ ruột và cha/mẹ kế kết hôn, con riêng phải dưới 18 tuổi)


Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có cùng cha ruột nhưng khác mẹ ruột (tức là anh chị em cùng cha khác mẹ) xin vui lòng nộp:

  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha với mỗi người mẹ
  • Bản sao ly hôn của cha với người vợ trước.

Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có cùng cha mà người cha đó không có hôn thú với người mẹ lúc anh chị em được sinh ra (trên khai sinh không có tên cha) thì cần nộp những giấy tờ sau:
  • Hôn thú với người mẹ trước khi người con 18 tuổi nếu có
  • Giấy tờ xác nhận nhìn nhận con.
  • Giấy tờ chứng minh hành động cha - con cụ thể như nuôi nấng, ăn ở, liên lạc với nhau.

Nếu không có những hành động như trên thì mối quan hệ cha con với người anh chị em đó không được thành lập và họ sẽ không thể nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em được.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
29 Tháng Tám 2018(Xem: 12042)
Những yếu tố để xem xét có phải là khó khăn cực độ hay không bao gồm: Sức khỏe: điều kiện tâm lý hoặc thể chất của người này yêu cầu phải có phương pháp điều trị đặc biệt, mà phương pháp điều trị này chỉ có tại Mỹ và cần có sự chăm sóc của thân nhân.
29 Tháng Tám 2018(Xem: 33330)
Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị cấm nhập vào Mỹ. Có 4 trường hợp ngoại lệ cho việc cấm nhập này.
17 Tháng Tám 2018(Xem: 13694)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 08/04/2011 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 22/07/2016 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/11/2011 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/05/2006 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/01/2005 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
10 Tháng Tám 2018(Xem: 13317)
Cư trú tại Mỹ bất hợp pháp bao gồm: 1. Nhập cảnh Mỹ mà không qua kiểm tra an ninh của hải quan. 2. Cư trú tại Mỹ quá thời hạn I-94 cho phép. 3. Vi phạm luật di trú.
10 Tháng Tám 2018(Xem: 15035)
Đương đơn xin định cư tại Mỹ có thể sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ nếu rơi vào những trường hợp bị cấm nhập. Trong trường hợp này, đương đơn có thể có cơ hội để nộp đơn xin ân xá cho hình phạt cấm nhập cảnh này bằng cách nộp đơn I-601. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được phép nộp đơn xin ân xá (I-601).
09 Tháng Tám 2018(Xem: 19397)
Đơn I-601 hoặc I-601A là đơn miễn trừ hình phạt cấm nhập cảnh hay còn gọi là đơn xin ân xá, được trình bởi cá nhân đang trong tình trạng bị cấm nhập do một hoặc một vài lý do cấm nhập cảnh. Đơn này sẽ được nộp tại cơ quan Lãnh Sự, Sở Nhập Tịch và Di trú Hoa Kỳ, cơ quan có thẩm quyền xét duyệt các trường hợp nhập cư và chuyển dạng.
01 Tháng Tám 2018(Xem: 14432)
Visa không nhập cư E2 cho phép một công dân của một quốc gia theo hiệp ước (một quốc gia mà Hoa Kỳ duy trì một hiệp ước thương mại và chuyển hướng) được phép vào Hoa Kỳ khi đầu tư một lượng vốn đáng kể vào một doanh nghiệp Mỹ. Một số nhân viên nhất định của doanh nghiệp đó hoặc của một tổ chức đủ điều kiện cũng có thể hội đủ điều kiện cho loại visa này. (Đối với các thành viên trong gia đình đi theo người có visa E2, xem phần "Gia đình và của người xin visa E-2 Hiệp ước đầu tư và nhân viên" dưới đây.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin