z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Bảo lãnh con riêng của vợ / chồng

11 Tháng Hai 20207:53 SA(Xem: 14367)
Bảo lãnh con riêng của vợ / chồng

Bảo Lãnh Con Riêng Của Vợ / Chồng


Cha/ mẹ kế có thể nộp đơn bảo lãnh cho con riêng mà không cần nhận nuôi hợp pháp. Tuy nhiên, trước khi nộp đơn bảo lãnh, mối quan hệ cha/ mẹ kế - con riêng cần được tạo lập trước khi đứa trẻ 18 tuổi. Điều này có nghĩa là cha/ mẹ kế và cha/ mẹ ruột phải kết hôn trước khi đứa trẻ 18 tuổi.

Nếu người bảo lãnh không thể nộp đơn vì đứa trẻ đã quá 18 tuổi thì cha/ mẹ ruột vẫn có thể nộp đơn bảo lãnh sau khi đã trở thành Thường trú nhân của Mỹ. Thời gian bảo lãnh tính theo diện F2A (nếu đứa trẻ dưới 21 tuổi) và F2B (nếu đứa trẻ trên 21 tuổi).

Nếu cha/ mẹ ruột chuẩn bị kết hôn với cha/ mẹ kế là công dân Mỹ và có con trên 18 tuổi, nên cân nhắc hoãn kết hôn lại để tiến hành hồ sơ cho đứa trẻ đến Mỹ nhanh hơn bằng cách thay cho việc kết hôn, người bảo lãnh ở Mỹ chỉ cần nộp hồ sơ dạng hôn thê cho cha/ mẹ ruột của đứa bé. Một khi hồ sơ cho hôn thê được chấp thuận, cả cha/ mẹ ruột và đứa trẻ đều được cấp visa K tương ứng để đến Mỹ. Sau đám cưới, cả cha/ mẹ và đứa trẻ có thể nộp đơn điều chỉnh tình trạng từ K sang tình trạng thường trú.

Quyết định nộp hồ sơ hôn thê hoặc bảo lãnh định cư rất quan trọng nếu đứa trẻ đã quá tuổi hoặc đã 21 tuổi. Quyết định kết hôn thay vì nộp hồ sơ hôn thê có thể làm đứa trẻ đợi ít nhất 8 năm để xét duyệt hồ sơ trước khi có thể đến Mỹ đoàn tụ với bố mẹ.


bao lanh con rieng ditrumy

Những câu hỏi liên quan đến việc bảo lãnh con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ

Hỏi: Tôi và chồng tôi là công dân Mỹ vừa kết hôn với nhau, năm nay con riêng của tôi 19 tuổi vậy con riêng của tôi có được bảo lãnh theo cùng tôi không?

Đáp: Con riêng của chị không được bảo lãnh đi cùng với chị vì theo luật thì chị phải kết hôn trước khi cháu bé 18 tuổi thì cháu mới được bảo lãnh đi theo mẹ.

 

Hỏi: Con riêng của tôi đã 20 tuổi, tôi đang yêu một công dân Mỹ và muốn kết hôn với người ấy, có cách nào để con riêng của tôi được bảo lãnh cùng tôi sang Mỹ hay không?

Đáp: Người yêu của bạn có thể nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn phu, hôn thê để con riêng của bạn được đi cùng với bạn.

 

Hỏi:  Khi chồng tôi và con riêng của tôi sang Mỹ định cư, thì tôi có cần phải có giấy xác nhận của chồng cũ của tôi đồng ý cho phép con đi chung với tôi không?

Đáp: Để con riêng cuả bạn được đi theo bạn sang Mỹ Định cư, thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người cha của đứa bé, cho phép đứa bé đi cùng với bạn. Nếu đứa con bạn là con ngoài giá thú thì không cần giấy chứng nhận sự đồng ý của người cha/ mẹ của đứa bé đó.

 

Hỏi: Tôi và chồng tôi kết hôn với nhau, nhưng tôi có một đứa con riêng 8 tuổi. Chồng tôi muốn bảo lãnh tôi và con tôi sang Mỹ. Nhưng trước đó chồng tôi có phạm tội về giao thông, thì khi mở hồ sơ bảo lãnh tôi và con riêng của tôi có bị ảnh hưởng gì không?

Đáp: Nếu chồng bạn chỉ phạm tội về giao thông, thì chồng bạn phải làm một đơn xin xóa án của toàn án. Trường hợp này thì việc mở hồ sơ bảo lãnh của bạn và con riêng của bạn không ảnh hưởng gì hết. Trường hợp nếu chồng bạn phạm tôi như hiếp dâm, giết người,  và ngược đãi gia đình thì hồ sơ bảo lãnh của chồng bạn sẽ không được chấp thuận.

28 Tháng Năm 2020(Xem: 11167)
Bắt đầu từ ngày 4 tháng 6 năm 2020, một số văn phòng trực tiếp của USCIS, trung tâm hỗ trợ nộp đơn và văn phòng tị nạn sẽ mở cửa lại, tiếp nhận các dịch vụ trực tiếp (không khẩn cấp). USCIS ban hành các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại các văn phòng được mở cửa trở lại như sau:
27 Tháng Năm 2020(Xem: 15758)
Hai vợ chồng anh P (tại bài viết này xin được phép giấu tên) ngồi trước mặt tôi, tay họ nắm chặt nhau, khóe mắt rưng rưng và họ nói “Cảm ơn em rất nhiều”. Chỉ 5 chữ nhưng chứa đầy lòng biết ơn và tri ân. Hồ sơ xin ân xá của họ đã được chấp thuận. Điều đó đồng nghĩa gia đình họ sẽ sớm được cấp visa đi Mỹ, sau khi hoàn thành tiếp thủ tục khám sức khỏe và bổ sung một số giấy tờ dân sự.
26 Tháng Năm 2020(Xem: 11287)
I-864P, 2020 HHS Poverty Guidelines for Affidavit of Support. Use the HHS Poverty Guidelines to complete Form I-864, Affidavit of Support Under Section 213A of the INA.
21 Tháng Năm 2020(Xem: 9591)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/05/2014 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/03/2015 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 15/04/2008 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/08/2006
20 Tháng Năm 2020(Xem: 30789)
Hồ sơ bảo lãnh cha mẹ hầu hết là được chấp thuận vì bạn chỉ cần chứng minh cho viên chức lãnh sự rằng đây là mối quan hệ cha mẹ - con ruột thật sự và bạn có đủ tài chánh để bảo trợ cho cha mẹ là xong.
20 Tháng Năm 2020(Xem: 13218)
Cuộc phỏng vấn diễn ra tại Lãnh sự quán đối với trường hợp con bảo lãnh cha mẹ tương đối đơn giản và dễ dàng, chỉ cần con cái và cha mẹ chứng minh được mối quan hệ cha mẹ ruột thông qua những bằng chứng cụ thể. Khi có thư mời phỏng vấn, cha/ mẹ của quý vị cần đi khám sức khỏe xuất cảnh và chích ngừa.
15 Tháng Năm 2020(Xem: 14574)
Tôi có thể điền đơn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi? Không được, tất cả những câu trả lời đều phải sử dụng tiếng Anh, nếu bạn trả lời bằng ngôn ngữ khác bạn sẽ bị từ chối và yêu cầu phải điền lại từ đầu
14 Tháng Năm 2020(Xem: 16933)
Re-entry permit (giấy phép tái nhập cảnh) là giấy phép mà Sở di trú cấp cho những người đã có thẻ xanh mà rời khỏi Mỹ hơn 1 năm được quay trở lại Mỹ. Giấy phép này chỉ có giá trị 2 năm kể từ ngày cấp nên người có thẻ xanh không được rời Mỹ quá 2 năm.
14 Tháng Năm 2020(Xem: 15502)
Nếu Thẻ xanh của quý vị bị mất hoặc bị lấy cắp, quý vị có thể liên hệ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Vietnam để xin cấp giấy phép nhập cảnh. Quý vị cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Passport Việt nam còn hiệu lực Đơn cớ mất thẻ xanh có chứng thực của công an phường/xã
13 Tháng Năm 2020(Xem: 14921)
Visa K1 là diện visa với thủ tục hồ sơ tương đối đơn giản vì không cần làm thủ tục đăng ký kết hôn, bạn chỉ cần có quốc tịch Mỹ và có bằng chứng gặp mặt hôn phu/hôn thê trong vòng 2 năm trở lại là đủ điều kiện bảo lãnh.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin