z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Serious Immigration Consequences for Marijuana

07 Tháng Sáu 20199:39 SA(Xem: 11951)
Serious Immigration Consequences for Marijuana

CẦN SA VÀ NHỮNG HỆ LỤY NGHIÊM TRỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐỊNH CƯ, DÙ CHO LUẬT CỦA TIỂU BANG ĐÃ THAY ĐỔI

cần sa và những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng định cưLuật hợp pháp hóa cần sa trong phạm vi tiểu bang có thể làm cho những cá nhân chưa phải là công dân Hoa Kỳ hiểu nhầm rằng sử dụng cần sa theo quy định của tiểu bang là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, theo luật liên bang, cần sa vẫn là một chất cấm. Chính vì vậy, việc sử dụng, mua bán hoặc chỉ là tàng trữ cần sa cũng vi phạm luật về chất cấm của liên bang, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về khả năng định cư của những cá nhân không phải là công dân Hoa Kỳ, bất kể tiểu bang nơi họ sinh sống có liệt cần sa vào diện chất cấm hay không.

Ai cần phải cẩn trọng về hồ sơ hoặc bản án có liên quan đến chất cấm?
Bất kỳ ai không phải là công dân Hoa Kỳ đều có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng cho nhu cầu định cư nếu có hồ sơ phạm tội hoặc bản án (bằng văn bản hoặc bằng lời) cho thấy có tiền sử liên quan đến chất cấm. Những người không phải công dân Hoa Kỳ bao gồm những đối tượng là thường trú nhân hoặc những công dân không định cư và cư trú tạm thời tại Hoa Kỳ như du lịch, du học, đi làm. Mặc dù ở một số diện, những công dân nước ngoài sẽ có nhiều sự bảo hộ về pháp luật hơn, song, đối với trường hợp dính liếu đến chất cấm, hồ sơ định cư của họ sẽ gặp rắc rối.

Theo luật liên bang, cần sa được xem là một chất cấm.
Cần sa hay những chất gây nghiện tượng tự được xếp vào nhóm I trong điều luật quy định những chất bị kiểm soát - đây là luật của liên bang quy định về sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng và phân phối một số chất nhất định. Luật này xếp cần sa ngang với ma túy, hoặc ma túy tổng hợp dưới dạng LSD (heroin and lysergic acid diethylamide) và luật liên bang hiện tại không chấp nhận những chất này được dùng cho mục đích y học cũng như cho rằng chúng có khả năng bị lạm dụng cao. Mặc dù nhiều tiểu bang đã nới lỏng cho phép sử dụng cần sa trong y khoa , thậm chí một vài tiểu bang còn cho phép sử dụng vào mục đích giải trí. Tuy nhiên theo luật chung của liên bang thì cần sa vẫn bị cấm trên toàn nước Mỹ.

Khả năng bị cấm nhập và bị trục xuất nếu phạm tội liên quan đến sử dụng cần sa
Theo luật nhập cư, nếu một công dân nước ngoài bị buộc tội liên quan đến các chất cấm bao gồm cần sa thì cá nhân đó có thể bị trục xuất và cấm nhập . Những công dân nước ngoài bị buộc tội hoặc có bản án phạm những tội đại loại như vậy thì sẽ không thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Một cá nhân bị cấm nhập sẽ không thể xin visa tại tòa lãnh sự ở nước ngoài, để được nhập cảnh vào Hoa Kỳ  hoặc chuyển đổi tình trạng qua thường trú nhân (để nhận thẻ xanh). Ngoài ra, bị buộc tội hoặc có bản án liên quan đến các chất cấm có thể không được gia hạn tình trạng hoặc xin nhập tịch

Thế nào là "bị buộc tội"  trong phạm vi xin phúc lợi nhập cư
Nên lưu ý rằng theo luật nhập cư, một cá nhân có thể bị buộc tội dưới nhiều trường hợp, dù cho trước đó đã được ân xá theo luật của tiểu bang do hòa giải trước phiên xét xử, hoãn việc xét xử hoặc đã được bào chữa theo chương trình "first offender programs" vẫn có thể bị cho là phạm tội theo điều luật nhập cư.

Khả năng bị cấm nhập và bị trục xuất Thế nào là "bản án" trong phạm vi xin phúc lợi nhập cư
Dù cho không bị bất kỳ cáo buộc nào, nếu có bản án phạm tội liên quan đến các chất cấm theo luật của tiểu bang, liên bang hoặc của một quốc gia nào đó , hoặc nếu hành vi phạm tội xảy ra trong lúc bạn đang ở quốc gia đó thì bạn vẫn có thể bị cấm nhập. Vì vậy nếu trong buổi phỏng vấn xin phúc lợi nhập cư nào đó, hoặc thậm chí trong buổi thẩm vấn với bác sĩ của tòa hoặc bác sĩ nhân dân, nếu bạn bị lập một bản án liên quan đến chất cấm thì viên chức di trú sẽ có thể cho bạn bị cấm nhập

Những hành vi liên quan đến cần sa có thể ảnh hưởng đến tư cách đạo đức của một cá nhân
Một trong những yêu cầu để trở thành công dân Hoa Kỳ là bạn phải chứng minh rằng mình có tư cách đạo đức tốt. Vào ngày 19/4/2019, sở di trú đã cấp ra một cảnh báo về chính sách của họ. Theo đó, những hành vi liên quan đến ngành công nghiệp cần sa sẽ bị cho là vi phạm luật liên bang, có thể bị tước đoạt về tư cách đạo đức của một công dân, dù cho hành vi của họ được xem là hợp pháp theo luật của tiểu bang hoặc luật nước ngoài.

Không có nhiều lựa chọn với trường hợp xin miễn cấm nhập theo diện này
Phạm tội liên quan đến chất cấm thì sẽ bị cấm nhập vĩnh viễn , Với những người có thẻ xanh, việc xin được miễn hoặc được ân xá để có thể chuyển đổi tình trạng, hoặc được cấp visa định cư sẽ khá hạn chế. Trường hợp xin miễn chỉ áp dụng với cá nhân tàng trữ dưới 30 gram cần sa. Hình thức xin miễn cấm nhập này đòi hỏi bạn phải chứng minh rằng việc cấm nhập bạn vĩnh viễn sẽ tạo nên khó khăn cực độ cho vợ chồng, ba mẹ hoặc con cái của bạn đang là công dân mỹ hoặc thường trú nhân vĩnh viễn. Diện này có yêu cầu khá cao và sẽ không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai không có thân nhân đủ điều kiện.

Trường hợp miễn cấm nhập đối với các cá nhân không định cư
Những cá nhân xin visa không định cư có thể nộp đơn xin miễn cấm nhập theo diện không định cư dưới điều INA § 212(d)(3). Đòi hỏi cho những trường hợp dạng này khá linh hoạt và không yêu cầu chứng minh khó khăn cực độ đối với thân nhân thỏa điều kiện . Tuy nhiên, yêu cầu xin miễn này có sự hạn chế về quyết định và dù cho đã được chấp thuận cũng không chắc là sau đó có thể hợp lệ xin lên thẻ xanh. Nhìn chung , đơn xin miễn cấm nhập cho những cá nhân diện không định cư mất ít nhất 6 tháng để xử lý.

Kết luận:
Những công dân nước ngoài chịu ảnh hưởng vì vi phạm luật liên bang có thể không phải là tội phạm theo điều luật của tiểu bang. Nếu các bạn có câu hỏi hoặc quan tâm về chủ đề này, các bạn nên tham khảo ý kiến của những văn phòng di trú chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với First Consulting Group vì chúng tôi đã làm thành công nhiều hồ sơ diện này.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
20 Tháng Năm 2019(Xem: 14014)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/02/2012 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/07/2017 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/05/2013 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/12/2006 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/04/2006 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
18 Tháng Tư 2019(Xem: 15117)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 08/01/2012
- Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/05/2017 
- Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/02/2013
- Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 08/11/2006
- Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 15/02/2006
- Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
22 Tháng Ba 2019(Xem: 18953)
Theo thông tin từ Sở Di Trú, sắp tới đây vào ngày 8/3/2019 sớm hơn dự kiến là ngày 11/3, đơn I-539 xin chuyển dạng hoặc gia hạn tình trạng không định cư sẽ được áp dụng phiên bản mới và bộ đơn nộp sẽ có thêm I-539A. Sở Di Trú sẽ chấp nhận mẫu đơn cũ đến hết ngày 21/3.
22 Tháng Ba 2019(Xem: 12224)
Chương trình H-4 EAD là chương trình cho phép người vợ hoặc chồng của cá nhân diện H1B, hiện đang giữ thị thực H4 được cấp giấy phép đi làm tại Hoa Kỳ. Vừa qua, dự luật đề xuất việc chấm dứt chương trình này đã được nộp vào Văn Phòng Điều Hành và Ngân Sách Tòa Bạch Ốc (OMB).
18 Tháng Ba 2019(Xem: 18922)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2011 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/03/2017 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 22/10/2012 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/09/2006 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/01/2006 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
11 Tháng Ba 2019(Xem: 13466)
Công cụ mới với chức năng tính phí trực tuyến đã được thêm vào trang web của Sở Di Trú (USCIS) nhằm giúp các đối tượng có nhu cầu về phúc lợi di trú tính toán chính xác số tiền cần nộp cho việc xét duyệt hồ sơ. Công cụ này cũng nhằm giúp hạn chế số lượng hồ sơ bị Sở Di Trú từ chối với lý do chưa thanh toán lệ phí chính phủ.
11 Tháng Ba 2019(Xem: 15166)
Sở Nhập Tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa ra một thông báo về chính sách nhằm định hướng cho các viên chức xét duyệt hồ sơ khi nào thì họ sẽ cho phép đương đơn xin chuyển đổi sang thẻ xanh 10 năm bằng mẫu đơn I-751 được tỉnh lược ngày phỏng vấn trực diện.
20 Tháng Hai 2019(Xem: 18073)
Lịch Chiếu Khán Di Dân Tháng 03 Năm 2019 - Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/10/2011 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 08/01/2017 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/08/2012 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 08/09/2006 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 22/09/2005 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
23 Tháng Giêng 2019(Xem: 16873)
Lịch Chiếu Khán Di Dân Tháng 02 Năm 2019 - Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/09/2011 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/12/2016 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/05/2012 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/08/2006 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 22/06/2005 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin