z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Tiến Trình Xin Visa L1 (Mở Công Ty Mới)

29 Tháng Mười 20199:01 SA(Xem: 19489)
Tiến Trình Xin Visa L1 (Mở Công Ty Mới)

TIẾN TRÌNH XIN VISA L1
CHO ĐƯƠNG ĐƠN QUA MỸ MỞ CÔNG TY MỚI


Giai đoạn 1: Xin visa L1

1. Kế hoạch kinh doanh

Tiến trình xin visa L1 (mở công ty mới)Quý vị phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể để nộp cho Sở Di Trú, nêu rõ ý định kinh doanh của mình là gì khi sang Mỹ. Kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm các mục sau:

  • Hoạch định kinh doanh (sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng?)

  • Hoạch định tài chính (nguồn vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu?)  

  • Hoạch định nhân sự (dự tính sẽ tuyển dụng bao nhiêu nhân viên? Sơ đồ nhân sự như thế nào?)

  • Hoạch định kế hoạch sau 1 năm để tránh việc người quản lý/điều hành làm những công việc không cao cấp.  

2. Thành lập công ty tại Mỹ

Sau khi đã lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, bước kế tiếp sẽ là việc thành lập công ty tại Mỹ. Đa số các tiểu bang của Mỹ không yêu cầu vốn điều lệ để thành lập công ty như ở Việt Nam. Quý vị có thể lựa chọn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hoặc bất cứ hình thức công ty nào khác cũng được.

3. Xin mã số thuế, mở tài khoản

Công ty bên Mỹ cần xin mã số thuế doanh nghiệp EIN để mở tài khoản ngân hàng, thuê mướn nhân sự, v..v

4. Ký hợp đồng thuê mặt bằng cho công ty tại Mỹ

Hợp đồng thuê mặt bằng là một bằng chứng để chứng minh là mình thật sự sẽ mở công ty tại Mỹ. Quý vị khi ký hợp đồng cần lưu ý khu vực mình thuê có cho phép kinh doanh theo ngành nghề của mình hay không, vì có nhiều khu vực (zone) ở bên Mỹ sẽ không cho phép kinh doanh một ngành nghề nào đó, và quan trọng là Sở Di Trú có thể sẽ xem xét vấn đề này.

5. Nộp hồ sơ cho Sở Di Trú

Văn phòng sẽ hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ và điền đơn xin visa đầu tư L1 cho cả gia đình. Theo tiến trình thông thường sẽ khoảng 3-6 tháng. Làm gấp khoảng 15 ngày là đơn xin visa đầu tư L1 được xét duyệt (đóng thêm phí làm gấp $2,500)

6. Phỏng vấn với Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sau khi hồ sơ xin visa đầu tư L1 được chấp thuận bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ, đương đơn có thể đặt hẹn với lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam để phỏng vấn xin visa L1. Visa đầu tư L1 sẽ có giá trị 1 năm và được sử dụng nhiều lần. Mỗi lần đến Mỹ sẽ được ở theo thời gian được chấp thuận trên giấy chấp thuận của Sở Di Trú

Giai đoạn 2:  Gia hạn visa L1 sau 1 năm

Tiến trình xin visa L1 (mở công ty mới)Visa đầu tư L1 cấp lần đầu tiên chỉ có thời hạn 1 năm, vì vậy sau 1 năm phải gia hạn visa. Giai đoạn này Sở Di Trú sẽ xét xem sau 1 năm công ty tại Mỹ đáp ứng đủ các điều kiện của visa đầu tư L1 chưa.

Điều kiện để Sở Di Trú chấp thuận cho gia hạn visa đầu tư L1:

  1. Công ty tại Mỹ và công ty Việt Nam phải là một công ty (cùng chủ sở hữu)

  2. Cả hai công ty tại Mỹ và Việt Nam vẫn đang hoạt động

  3. Đương đơn đang làm việc cho công ty Mỹ với chức vụ là một nhà quản lý/điều hành cấp cao. (Sở Di Trú sẽ xem xét cấu trúc nhân sự của công ty)

* Visa đầu tư L1 cấp lần 2 có thời hạn là 3 năm, và sẽ được cấp thêm 1 lần nữa cũng có thời hạn là 3 năm

Giai đoạn 3: Nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư định cư EB1C (Nếu muốn)

Một trong những ưu điểm đặc biệt của L1 visa là quý vị có thể nộp đơn xin định cư (xin thẻ xanh) sau khi công ty đã hoạt động được 1 năm. Định cư theo dạng EB1C không yêu cầu phải có chứng chỉ lao động (Permanent Labor Certification) giống như những diện định cư lao động khác. Các điều kiện để xin thẻ xanh theo diện EB1C tương tự như điều kiện để xin visa L1:

  • Doanh nghiệp ở Việt Nam phải là chi nhánh, công ty con, công ty có đồng sở hữu với công ty ở Mỹ.

  • Đương đơn xin visa đầu tư định cư EB1C, nếu đang làm cho công ty bảo lãnh tại Mỹ theo diện L1, phải làm việc cho công ty ở Việt Nam được ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm trước khi sang Mỹ theo L1. Nếu đương đơn không đang ở Mỹ theo L1, phải làm việc cho công ty ở Việt Nam được ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm trước khi nộp hồ sơ EB1C.

  • Trong 1 năm làm việc đó, đương đơn xin visa đầu tư định cư EB1C phải làm việc với tư cách là người quản lý cấp cao hoặc điều hành của công ty ở Việt Nam.

  • Đương đơn phải nắm giữ vị trí của nhà quản lý cấp cao hoặc điều hành cho công ty tại Mỹ.

  • Doanh nghiệp ở Việt Nam và Mỹ vẫn còn hoạt động liên tục.

  • Công ty ở Mỹ đã hoạt động được ít nhất một năm trước khi nộp đơn và có đủ doanh thu để trả lương cho đương đơn.

Nếu đương đơn đang ở Mỹ theo visa đầu tư L1 thì có thể nộp thêm đơn I-485 kèm theo đơn I-140 để được phỏng vấn ở Mỹ và cấp thẻ xanh ở Mỹ. Nếu đương đơn đang ở Việt Nam thì hồ sơ I-140 sẽ được chuyển qua trung tâm chiếu khán quốc gia để làm thủ tục chuẩn bị phỏng vấn tại Việt Nam


ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
08 Tháng Năm 2020(Xem: 28222)
Rất nhiều khách hàng mang theo trăn trở này đến với First Consulting Group và chúng tôi đã giúp họ tháo gỡ rào cản mang tên “Đảng viên” trong hành trình hiện thực hóa “giấc mơ Mỹ” của mình. Trong đơn DS-260 có câu hỏi: “Are you a member of or affiliated with the Communist or other totalitarian party?” - “Bạn có đang là thành viên hoặc có liên quan đến Đảng Cộng Sản hoặc các Đảng toàn trị khác không?”
07 Tháng Năm 2020(Xem: 9291)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 02/03/2014 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 05/01/2015 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 15/03/2008 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 22/07/2006
01 Tháng Năm 2020(Xem: 7989)
Visa định cư EB1C là visa cho phép một quản lý cấp cao của một doanh nghiệp đa quốc gia từ nước ngoài qua Mỹ định cư và làm việc cho doanh nghiệp đó.
29 Tháng Tư 2020(Xem: 9076)
Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào thứ Tư ngày 22/04/2020, nhằm hạn chế nhập cư vào Hoa Kỳ trong 60 ngày, và tuyên bố rằng biện pháp này là nhằm bảo vệ người lao động Mỹ, trong bối cảnh đại dịch virus corona.
29 Tháng Tư 2020(Xem: 9455)
"Gần đây, First Consulting Group nhận được rất rất nhiều câu hỏi của khách hàng thắc mắc về việc gia hạn thời gian ở lại Việt Nam trong tình hình Covid 19 như: Tôi là thường trú nhân, tôi đã về Việt Nam gần 6 tháng. Vì tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, tôi có thể xin gia hạn thời gian ở Việt Nam và sẽ quay trở lại Mỹ sau được không? Nếu tôi ở trên 6 tháng, có ảnh hưởng gì đến tình trạng cư trú của tôi không?
28 Tháng Tư 2020(Xem: 11625)
Thắc mắc tình trạng hồ sơ, hỏi lịch phỏng vấn, đổi địa chỉ, rút hồ sơ, thay đổi tình trạng hồ sơ, rút tên và thêm tên (chưa có Case Number và Invoice ID Number)...
27 Tháng Tư 2020(Xem: 8965)
Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào thứ Tư ngày 22/04/2020, nhằm hạn chế nhập cư vào Hoa Kỳ trong 60 ngày, và tuyên bố rằng biện pháp này là nhằm bảo vệ người lao động Mỹ, trong bối cảnh đại dịch virus corona.
23 Tháng Tư 2020(Xem: 9674)
Ngày 22 tháng 4 năm 2020. Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào thứ Tư, nhằm hạn chế nhập cư đối với người dân từ nước ngoài vào Mỹ. Sắc lệnh này sẽ ngừng cấp visa định cư trong vòng 60 ngày kể từ ngày 23/4 cho những hồ sơ bảo lãnh theo các diện bảo lãnh thân nhân trong bối cảnh đại dịch virus corona.
22 Tháng Tư 2020(Xem: 9656)
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Mỹ Donald Trump ra lệnh ngưng cấp thẻ thường trú nhân (thường gọi là thẻ xanh) trong 60 ngày với lý do là kinh tế bị ảnh hưởng vì COVID-19, theo nhật báo The Los Angeles Times hôm Thứ Ba, 21 Tháng Tư.
21 Tháng Tư 2020(Xem: 15058)
Bạn có hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ rơi vào một số diện phải chờ đợi rất lâu như: bảo lãnh anh chị em (F4) – khoảng 14 năm, Thẻ xanh bảo lãnh con trên 21 tuổi độc thân (F2B) – khoảng 6 năm, Quốc tịch bảo lãnh con trên 21 tuổi độc thân (F1) – khoảng 7 năm, Quốc tịch bảo lãnh con trên 21 tuổi có gia đình (F3) – khoảng 13 năm. Vì thời gian chờ đợi lâu nên bạn phải thường xuyên theo dõi lịch chiếu khán để biết hồ sơ của mình đã đến ngày đáo hạn chưa.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin