z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Luật Di Trú

30 Tháng Sáu 20168:59 SA(Xem: 23219)
Luật Di Trú

Luật Di Trú


Luật Di trú khá phức tạp, thường được xem xét và cân nhắc dưới góc độ của luật an ninh quốc gia và luật thuế do tính chất tinh vi và phức tạp của nó.

Những hiểu nhầm thường gặp về luật di trú có liên quan đến những lời khuyên bổ ích vốn được chia sẻ trên internet hoặc bất cứ chỗ nào khác. Một trong những khái niệm thường bị hiểu nhầm là thời gian “nhân nhượng”  hay “châm chế” (grace period ), trong đó cho phép một cá nhân được phép ở lại Mỹ sau khi hồ sơ của họ bị từ chối. Thực tế là, trong đa số các trường hợp chẳng có cái nào gọi  là thời gian “nhân nhượng”  như thế.

Thời gian “nhân nhượng” trong bối cảnh của luật di trú

Được hiểu là tình trạng một cá nhân xin visa không nhập cư được tiếp tục ở lại một cách hợp pháp.

Thuật ngữ này thường được dùng khi nhắc đến tình trạng một du học sinh hay du khách trao đổi văn hóa được phép tiếp tục ở lại sau khi đã hoàn tất chương trình của mình. Những cá nhân có visa không định cư khi ở trong khoảng thời gian này, thì visa của họ được công nhận là hợp pháp.

Thời gian “nhân nhượng” đối với du học sinh (F-1) và du khách trao đổi văn hóa (J-1)

Đối với một du học sinh, họ được phép ở lại hợp pháp thêm 60 ngày sau khi đã hoàn tất chương trình học hoặc chương trình sau đào tạo thực tế. Trong khoảng thời gian này, du học sinh có thể thay đổi tình trạng, chuyển sang một chương trình học khác hoặc chuẩn bị rời khỏi nước Mỹ. Còn đối với một du khách trao đổi văn hóa (visa diện J-1) sau khi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo của mình, họ có  30 ngày để làm những việc trên.

Không có thời gian “nhân nhượng”  nào sau khi đơn bảo lãnh hoặc đơn xin chuyển diện bị từ chối

Luat-di-tru-ditrumyHầu hết các loại visa không định cư khác không có thời gian “nhân nhượng” sau khi thời hạn cư trú hợp pháp trước đó đã kết thúc. Nếu có chăng thì thời gian ở lại thêm cũng hạn chế, chẳng hạn 10 ngày sau khi visa diện H1B hết hạn. Cho dù vậy thì khoảng thời gian ngắn ngủi này không phải có sẵn như vậy mà chỉ có nếu được sự cho phép tại hải quan nhập cảnh vào Mỹ. Hoàn toàn không có thời gian châm chế nào sau khi đơn xin thay đổi, gia hạn hoặc chuyển đổi tình trạng visa bị từ chối.

Không có thời gian châm chế sau khi bị sa thải

Trong đa số trường hợp,  một người lao động sẽ chấm dứt tình trạng cư trú hợp pháp của mình ngay sau ngày làm việc cuối cùng tại Mỹ. Tuy nhiên, nếu trước khi visa hết hạn người này đã nộp đơn xin thay đổi tình trạng hoặc nộp đơn để đổi ông chủ mới thì người đó được phép ở lại trong khi chờ đợi đơn của họ xét duyệt.

Sự khác biệt giữa tình trạng visa hết hạn và tình trạng cư trú bất hợp pháp

Nếu visa không định cư của một cá nhân đã hết hạn hoặc không còn hiệu lực, việc đơn xin gia hạn của họ bị từ chối ngay lập tức sẽ kéo theo việc ở lại của họ là bất hợp pháp (ở chui) . Khi đó, cá nhân này sẽ bị cáo buộc là cư trú bất hợp pháp.

Nếu một cá nhân ở lại bất hợp pháp hơn 180 ngày sau khi đã bị buộc phải rời khỏi nước Mỹ, họ sẽ bị cấm nhập trong vòng 1 năm sau đó. Nếu ở quá hạn 1 năm sẽ bị cấm nhập 10 năm. Theo đó, bất cứ ai cũng phải hiểu rằng không hề có thời gian châm chế nào cả; một khi đơn xin gia hạn hoặc đơn chuyển đổi tình trạng đã bị từ chối, họ buộc phải rời khỏi nước Mỹ.

Việc một cá nhân được xem là cư trú bất hợp pháp ngay sau khi đơn xin của họ bị từ chối còn tùy vào từng tình  huống cụ thể. Vấn đề này cần phải được tham vấn bởi một đại diện có đầy đủ năng lực. Tuy nhiên, một cá nhân chỉ dựa vào khoảng thời gian hồ sơ “treo” của mình để được tiếp tục  ở lại hay tiếp tục làm việc tại Mỹ sẽ ngay lập tức phải chấm dứt tình trạng cư trú nếu hồ sơ bị từ chối.

Ví dụ minh họa:

Đơn xin visa H1B của Vinod sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2016. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2015, chủ của anh nộp đơn xin gia hạn tình trạng cư trú cho anh. Tình trạng Visa H1B của anh sẽ được tiếp tục kéo dài vào ngày 1 tháng 1 năm 2016. Anh sẽ được ở lại hợp pháp sau ngày 1 tháng 1 năm 2016 bởi vì đơn xin gia hạn của anh đã nộp đúng hạn. Anh được phép tiếp tục làm việc trong vòng 240 ngày trong khi chờ đợi hồ sơ gia hạn của mình được chấp thuận. Tuy nhiên, nếu vào ngày 1 tháng 3 năm 2016, hồ sơ bị từ chối, anh sẽ bị xem là chấm dứt tình trạng cư trú hợp pháp vào ngày hôm đó và ngày 2 tháng 3 năm 2016 sẽ là ngày đầu tiên anh ta ở lại bất hợp pháp. Như vậy, hoàn toàn không có thời gian châm chế.

Những ví dụ về việc hồ sơ bị từ chối mà dẫn đến kết quả như đã nêu ở trên thường xảy ra đối với đơn xin thay đổi hoặc gia hạn tình trạng visa không định cư ( mẫu đơn I-593), đơn xin gia hạn hoặc đổi sang visa H1B (mẫu đơn I-129), đơn xin thực tập của du học sinh (mẫu đơn I-765) và đơn xin chuyển diện (mẫu đơn I-485).

Đơn xin khiếu nại hay xin mở lại hồ sơ cũng không xin được thêm thời gian châm chế

Thông thường một cá nhân được ở thêm 30 ngày để kháng cáo cho hồ sơ bị từ chối bằng cách nộp đơn khiếu nại hoặc đơn xin mở lại hồ sơ. Tuy nhiên, thời hạn 30 ngày này không phải là thời gian du di để cá nhân đó được ở lại hợp pháp. Các cá nhân một khi đã kết thúc tình trạng visa của mình bắt buộc phải rời khỏi nước Mỹ. Việc bắt buộc này được áp dụng kể cả với những cá nhân đang nằm trong một số diện giới hạn được phép cư trú bất hợp pháp. Chính phủ có thể sẽ không thi hành việc cưỡng chế vì chính sách thận trọng và vì tình huống cụ thể. Hành động này của chính phủ nhằm cho phép cá nhân có một khoảng thời gian ngắn để khiếu nại và/ hoặc là để họ có thời gian chuẩn bị để rời khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, việc trì hoãn hành động cưỡng chế không đồng nghĩa với việc họ cho thời gian châm chế để cá nhân đó ở thêm.

Thêm vào đó, việc chỉ nộp đơn khiếu nại hoặc đơn xin mở lại/ xin xét lại hồ sơ không hợp pháp hóa tình trạng cư trú cho cá nhân đó cũng như không chấm dứt việc cư trú bất hợp pháp của người này. Kết quả của một hồ sơ bị từ chối là bất biến, trừ phi hành động khiếu nại hay xin mở lại hồ sơ đủ thuyết phục để xoay chuyển  tình thế.

Kết luận

Để có được những hướng đi đúng đắn trong việc di trú đòi hỏi một cá nhân có vốn kiến thức sâu rộng đến từng chi tiết. Những hiểu nhầm về thời gian nhân nhượng xuất phát từ ảo tưởng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong một số trường hợp, lợi dụng khoảng thời gian châm chế để tiếp tục ở lại là một ý tưởng hay; không may thay, thời gian châm chế không hề tồn tại trong luật pháp. Thất bại trong việc duy trì hay kéo dài tình trạng cư trú bất hợp pháp có dẫn đến một kết cục cay đắng hay không phụ thuộc vào việc sai sót được phát hiện và khắc phục như thế nào. Do đó, bất kể lúc nào rắc rối xuất hiện, hãy tìm đến một người đại diện uyên thâm về luật di trú càng sớm càng tốt.
25 Tháng Bảy 2019(Xem: 11528)
Sở nhập tịch và di trú Hoa Kỳ USCIS vừa công bố tính năng nâng cấp mới cho công cụ online của họ, gọi tắt là FIRST - Freedom of Information Act Immigration Records System. FIRST kể từ bây giờ sẽ cho phép người dùng yêu cầu những giấy tờ nhất định theo hình thức online đối với FOIA
25 Tháng Bảy 2019(Xem: 11948)
Bộ quốc phòng Hoa Kỳ DHS vừa thực thi việc tăng phí nộp của cả học sinh và trường cho SEVP - the Student and Exchange Visitor Program. Phí thay đổi cụ thể là phí SEVIS, mẫu I-901.
17 Tháng Bảy 2019(Xem: 13026)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/07/2012 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/01/2014 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/06/2007 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 1/10/2006 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
17 Tháng Bảy 2019(Xem: 11292)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 01/07/2012 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/01/2014 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/06/2007 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 1/10/2006 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
17 Tháng Sáu 2019(Xem: 13929)
Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ USCIS vừa cập nhật hướng dẫn trong bản quy cách xét duyệt Adjudicators Field Manual AFM liên quan đến đơn xin thẻ xanh theo diện hôn nhân mà người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ hoặc người được bảo lãnh là công dân nước ngoài dưới 18 tuổi.
16 Tháng Sáu 2019(Xem: 10936)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 08/03/2012 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/09/2013 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 08/03/2007 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 15/06/2006 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
07 Tháng Sáu 2019(Xem: 11951)
Luật hợp pháp hóa cần sa trong phạm vi tiểu bang có thể làm cho những cá nhân chưa phải là công dân Hoa Kỳ hiểu nhầm rằng sử dụng cần sa theo quy định của tiểu bang là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, theo luật liên bang, cần sa vẫn là một chất cấm.
31 Tháng Năm 2019(Xem: 12815)
Ngày hôm nay, chủ tọa phiên tòa liên quận đã ra lệnh các viên chức xét duyệt tình trạng di trú tạm thời ngưng việc thực thi chính sách làm gia tăng tình trạng những du học sinh diện F, J, M bị quy là cư trú bất hợp pháp đã được ban hành trước đó ngày 9/8/2018.
27 Tháng Năm 2019(Xem: 13060)
Một báo cáo gần đây bởi Hiệp Hội Sáng Lập Chính Sách Hoa Kỳ (NFAP) - một tổ chức phi lợi nhuận và phi đảng phái, tiến hành nghiên cứu chính sách công về thương mại, di trú, giáo dục, và những vấn đề khác , đã cung cấp thêm xác nhận rằng chính quyền Trump đã thay đổi triệt để cách xét duyệt đơn bảo lãnh H1B của Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ USCIS. Trong bài báo cáo, NFAP đã phân tích số liệu liên quan về tỉ lệ từ chối đơn bảo lãnh H1B được nộp kể từ năm tài chính 2009 (FY 2009) của USCIS. Không quá ngạc nhiên, bản báo cáo cho thấy rằng tỉ lệ từ chối đã gia tăng trong nhiều năm qua, và đang tiếp tục gia tăng dưới chính sách xét duyệt của chính quyền Trump.
20 Tháng Năm 2019(Xem: 14791)
Bắt đầu từ tháng 5, 2019, cục hải quan Hoa Kỳ U.S. Customs and Border Protection (CBP) sẽ cấp ra I-94 hay còn gọi là tờ khai nhập cảnh với ký tự cả số và chữ. Thay đổi này sẽ không ảnh hưởng gì đến I-94 còn hiệu lực được cấp ra trước đó.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin