z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Luật Di Trú

30 Tháng Sáu 20168:59 SA(Xem: 23439)
Luật Di Trú

Luật Di Trú


Luật Di trú khá phức tạp, thường được xem xét và cân nhắc dưới góc độ của luật an ninh quốc gia và luật thuế do tính chất tinh vi và phức tạp của nó.

Những hiểu nhầm thường gặp về luật di trú có liên quan đến những lời khuyên bổ ích vốn được chia sẻ trên internet hoặc bất cứ chỗ nào khác. Một trong những khái niệm thường bị hiểu nhầm là thời gian “nhân nhượng”  hay “châm chế” (grace period ), trong đó cho phép một cá nhân được phép ở lại Mỹ sau khi hồ sơ của họ bị từ chối. Thực tế là, trong đa số các trường hợp chẳng có cái nào gọi  là thời gian “nhân nhượng”  như thế.

Thời gian “nhân nhượng” trong bối cảnh của luật di trú

Được hiểu là tình trạng một cá nhân xin visa không nhập cư được tiếp tục ở lại một cách hợp pháp.

Thuật ngữ này thường được dùng khi nhắc đến tình trạng một du học sinh hay du khách trao đổi văn hóa được phép tiếp tục ở lại sau khi đã hoàn tất chương trình của mình. Những cá nhân có visa không định cư khi ở trong khoảng thời gian này, thì visa của họ được công nhận là hợp pháp.

Thời gian “nhân nhượng” đối với du học sinh (F-1) và du khách trao đổi văn hóa (J-1)

Đối với một du học sinh, họ được phép ở lại hợp pháp thêm 60 ngày sau khi đã hoàn tất chương trình học hoặc chương trình sau đào tạo thực tế. Trong khoảng thời gian này, du học sinh có thể thay đổi tình trạng, chuyển sang một chương trình học khác hoặc chuẩn bị rời khỏi nước Mỹ. Còn đối với một du khách trao đổi văn hóa (visa diện J-1) sau khi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo của mình, họ có  30 ngày để làm những việc trên.

Không có thời gian “nhân nhượng”  nào sau khi đơn bảo lãnh hoặc đơn xin chuyển diện bị từ chối

Luat-di-tru-ditrumyHầu hết các loại visa không định cư khác không có thời gian “nhân nhượng” sau khi thời hạn cư trú hợp pháp trước đó đã kết thúc. Nếu có chăng thì thời gian ở lại thêm cũng hạn chế, chẳng hạn 10 ngày sau khi visa diện H1B hết hạn. Cho dù vậy thì khoảng thời gian ngắn ngủi này không phải có sẵn như vậy mà chỉ có nếu được sự cho phép tại hải quan nhập cảnh vào Mỹ. Hoàn toàn không có thời gian châm chế nào sau khi đơn xin thay đổi, gia hạn hoặc chuyển đổi tình trạng visa bị từ chối.

Không có thời gian châm chế sau khi bị sa thải

Trong đa số trường hợp,  một người lao động sẽ chấm dứt tình trạng cư trú hợp pháp của mình ngay sau ngày làm việc cuối cùng tại Mỹ. Tuy nhiên, nếu trước khi visa hết hạn người này đã nộp đơn xin thay đổi tình trạng hoặc nộp đơn để đổi ông chủ mới thì người đó được phép ở lại trong khi chờ đợi đơn của họ xét duyệt.

Sự khác biệt giữa tình trạng visa hết hạn và tình trạng cư trú bất hợp pháp

Nếu visa không định cư của một cá nhân đã hết hạn hoặc không còn hiệu lực, việc đơn xin gia hạn của họ bị từ chối ngay lập tức sẽ kéo theo việc ở lại của họ là bất hợp pháp (ở chui) . Khi đó, cá nhân này sẽ bị cáo buộc là cư trú bất hợp pháp.

Nếu một cá nhân ở lại bất hợp pháp hơn 180 ngày sau khi đã bị buộc phải rời khỏi nước Mỹ, họ sẽ bị cấm nhập trong vòng 1 năm sau đó. Nếu ở quá hạn 1 năm sẽ bị cấm nhập 10 năm. Theo đó, bất cứ ai cũng phải hiểu rằng không hề có thời gian châm chế nào cả; một khi đơn xin gia hạn hoặc đơn chuyển đổi tình trạng đã bị từ chối, họ buộc phải rời khỏi nước Mỹ.

Việc một cá nhân được xem là cư trú bất hợp pháp ngay sau khi đơn xin của họ bị từ chối còn tùy vào từng tình  huống cụ thể. Vấn đề này cần phải được tham vấn bởi một đại diện có đầy đủ năng lực. Tuy nhiên, một cá nhân chỉ dựa vào khoảng thời gian hồ sơ “treo” của mình để được tiếp tục  ở lại hay tiếp tục làm việc tại Mỹ sẽ ngay lập tức phải chấm dứt tình trạng cư trú nếu hồ sơ bị từ chối.

Ví dụ minh họa:

Đơn xin visa H1B của Vinod sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2016. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2015, chủ của anh nộp đơn xin gia hạn tình trạng cư trú cho anh. Tình trạng Visa H1B của anh sẽ được tiếp tục kéo dài vào ngày 1 tháng 1 năm 2016. Anh sẽ được ở lại hợp pháp sau ngày 1 tháng 1 năm 2016 bởi vì đơn xin gia hạn của anh đã nộp đúng hạn. Anh được phép tiếp tục làm việc trong vòng 240 ngày trong khi chờ đợi hồ sơ gia hạn của mình được chấp thuận. Tuy nhiên, nếu vào ngày 1 tháng 3 năm 2016, hồ sơ bị từ chối, anh sẽ bị xem là chấm dứt tình trạng cư trú hợp pháp vào ngày hôm đó và ngày 2 tháng 3 năm 2016 sẽ là ngày đầu tiên anh ta ở lại bất hợp pháp. Như vậy, hoàn toàn không có thời gian châm chế.

Những ví dụ về việc hồ sơ bị từ chối mà dẫn đến kết quả như đã nêu ở trên thường xảy ra đối với đơn xin thay đổi hoặc gia hạn tình trạng visa không định cư ( mẫu đơn I-593), đơn xin gia hạn hoặc đổi sang visa H1B (mẫu đơn I-129), đơn xin thực tập của du học sinh (mẫu đơn I-765) và đơn xin chuyển diện (mẫu đơn I-485).

Đơn xin khiếu nại hay xin mở lại hồ sơ cũng không xin được thêm thời gian châm chế

Thông thường một cá nhân được ở thêm 30 ngày để kháng cáo cho hồ sơ bị từ chối bằng cách nộp đơn khiếu nại hoặc đơn xin mở lại hồ sơ. Tuy nhiên, thời hạn 30 ngày này không phải là thời gian du di để cá nhân đó được ở lại hợp pháp. Các cá nhân một khi đã kết thúc tình trạng visa của mình bắt buộc phải rời khỏi nước Mỹ. Việc bắt buộc này được áp dụng kể cả với những cá nhân đang nằm trong một số diện giới hạn được phép cư trú bất hợp pháp. Chính phủ có thể sẽ không thi hành việc cưỡng chế vì chính sách thận trọng và vì tình huống cụ thể. Hành động này của chính phủ nhằm cho phép cá nhân có một khoảng thời gian ngắn để khiếu nại và/ hoặc là để họ có thời gian chuẩn bị để rời khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, việc trì hoãn hành động cưỡng chế không đồng nghĩa với việc họ cho thời gian châm chế để cá nhân đó ở thêm.

Thêm vào đó, việc chỉ nộp đơn khiếu nại hoặc đơn xin mở lại/ xin xét lại hồ sơ không hợp pháp hóa tình trạng cư trú cho cá nhân đó cũng như không chấm dứt việc cư trú bất hợp pháp của người này. Kết quả của một hồ sơ bị từ chối là bất biến, trừ phi hành động khiếu nại hay xin mở lại hồ sơ đủ thuyết phục để xoay chuyển  tình thế.

Kết luận

Để có được những hướng đi đúng đắn trong việc di trú đòi hỏi một cá nhân có vốn kiến thức sâu rộng đến từng chi tiết. Những hiểu nhầm về thời gian nhân nhượng xuất phát từ ảo tưởng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong một số trường hợp, lợi dụng khoảng thời gian châm chế để tiếp tục ở lại là một ý tưởng hay; không may thay, thời gian châm chế không hề tồn tại trong luật pháp. Thất bại trong việc duy trì hay kéo dài tình trạng cư trú bất hợp pháp có dẫn đến một kết cục cay đắng hay không phụ thuộc vào việc sai sót được phát hiện và khắc phục như thế nào. Do đó, bất kể lúc nào rắc rối xuất hiện, hãy tìm đến một người đại diện uyên thâm về luật di trú càng sớm càng tốt.
20 Tháng Tám 2020(Xem: 200801)
Đáp: Những giấy tờ cần thiết quý vị cần mang theo trong buổi phỏng vấn với Lãnh sự: Thư mời phỏng vấn Hộ chiếu (bản chính + 1 photo) Hộ khẩu (bản chính + 1 photo) Chứng minh nhân dân (bản chính + 1 photo) Hình thẻ 5x5 nền trắng ( 4 tấm ) Confimation của DS 260 Khai sinh đương đơn và người đi cùng ( nếu có ) + photo Giấy chứng nhận kết hôn . . .
20 Tháng Tám 2020(Xem: 8130)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ: Ngày 15/09/2014 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân: Ngày 08/07/2015 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ: Ngày 15/06/2008 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/09/2006
19 Tháng Tám 2020(Xem: 10386)
Thông thường diện hồ sơ bảo lãnh kết hôn sẽ mất từ 1 đến 2 năm mới hoàn tất thủ tục và được cấp visa định cư. Tuy nhiên có những trường hợp phải mất đến cả thập kỉ kiên trì theo đuổi, khách hàng mới được cấp visa. First Consulting Group đã giúp thành công cho một trường hợp vô cùng đặc biệt - hồ sơ bảo lãnh kết hôn bị bổ sung và từ chối rất nhiều lần.
17 Tháng Tám 2020(Xem: 15839)
Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng và làm xáo trộn đến cuộc sống của hầu hết mọi người. Thời gian gần đây, First Consulting Group nhận rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề làm thế nào để dời ngày phỏng vấn, xin hoãn cấp visa hoặc xin gia hạn visa định cư Mỹ.
13 Tháng Tám 2020(Xem: 10820)
Gia đình tôi đã được cấp visa định cư Mỹ theo diện F4, đã mua vé máy bay và đợi đến ngày bay nhưng anh tôi (người bảo lãnh) ở Mỹ vừa thay đổi địa chỉ chổ ở. Vậy tôi có cần báo cho cơ quan di trú về việc thay đổi chổ ở của anh tôi không?
12 Tháng Tám 2020(Xem: 12538)
Hiện tại thời gian xét duyệt hồ sơ xin thẻ xanh 10 năm khoảng từ 15 - 18 tháng. Khi quý vị nộp đơn xin cấp thẻ xanh 10 năm (đơn I-751), Sở di trú sẽ gửi lại cho quý vị 1 Receipt I-797 – Notice of Action.
11 Tháng Tám 2020(Xem: 8359)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/08/2014 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 08/06/2015 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/06/2008 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/09/2006
05 Tháng Tám 2020(Xem: 10120)
I-130 (form bảo lãnh thân nhân), I-129F (bảo lãnh hôn phu - hôn thê), I-129 (đơn bảo lãnh cho lao động không định cư)
04 Tháng Tám 2020(Xem: 8635)
Hôm nay, Sở Di Trú đã thông báo quy định mới nhằm điều chỉnh lệ phí cho một số diện nhập cư và nhập tịch để đảm bảo chi phí hoạt động. Không giống các cơ quan chính phủ khác, USCIS được tài trợ hầu hết các chi phí hoạt động. Các lệ phí được thu và gửi vào quỹ di trú tài trợ gần 97% cho USCIS.
03 Tháng Tám 2020(Xem: 8082)
Vào ngày 29 tháng 7 năm 2020, TÒA ÁN KHU VỰC HOA KỲ KHU VỰC PHÍA NAM NEW YORK (SDNY) tại Bang New York, cùng với, tổ chức nhập cư bang New York (Make the Road NY) và Phó bộ trưởng Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ - Cuccinelli đã yêu cầu Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (Department of Homeland Security - DHS) thực thi, áp dụng...
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin