z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Cảnh Báo Người Mới Nhập Cư Về Những Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Tội Ăn Cắp Vặt

13 Tháng Sáu 20167:50 SA(Xem: 32785)
Cảnh Báo Người Mới Nhập Cư Về Những Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Tội Ăn Cắp Vặt

Cảnh Báo Người Mới Nhập Cư Về Những Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Tội Ăn Cắp Vặt


Đây là chủ đề quen thuộc mỗi dịp lễ và được cập nhật thường xuyên cho quý độc giả.


Những người mới nhập cư lạ lẫm với cách thức bán hàng trưng bày thoải mái ở Mỹ sẽ dễ nhất thời nảy sinh lòng tham khi thấy sơ hở. Thực tế, rất nhiều người không lường được những tội tưởng chừng nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nhập cư của mình,hay thậm chí bị kết án tù. Bài viết như một lời cảnh tỉnh đối với những người có ý định ăn cắp vặt tại cửa hàng. Cái giá phải trả cho việc tự ý lấy một món đồ dù nhỏ cũng có thể rất đắt. Những người có hành vi ăn cắp vặt bị phát hiện, may mắn thì chỉ phải trả chi phí thuê luật sư hình sự hoặc luật sư di trú; nghiêm trọng hơn có thể bị trục xuất khỏi Mỹ hoặc bị cấm nhập vào Mỹ; hoặc dù cho được ở lại Mỹ, họ sẽ rất khó khăn trong tìm việc, xin thẻ xanh và bị trì hoãn hoặc tước quyền xin quốc tịch Mỹ.

Ở Mỹ, một số cửa hàng thực thi chính sách không khoan nhượng sẽ khởi kiện nếu bạn cắp vặt tại cửa hàng của họ. Thật sai lầm khi tin rằng, hành vi ăn cắp sẽ được tha thứ nếu bạn trả lại món đồ đã lấy hoặc mua nó. Thường khi phát hiện ra có người trộm cắp, quản lý cửa hàng hoặc bảo vệ sẽ gọi cảnh sát đến giải quyết. Các cửa hàng này thường dán trên cửa sổ hoặc phòng thử đồ dòng chữ “Những kẻ ăn cắp tại cửa hàng sẽ bị khởi tố”. Khách hàng mua sắm cần có thái độ nghiêm túc trước cảnh báo trên.

Theo luật tiểu bang, hành vi lấy cắp đồ trong cửa hàng thường được xem là tội nhẹ (Còn gọi là ăn cắp vặt) nếu giá trị món đồ dưới một mức nhất định (Lưu ý rằng mỗi tiểu bang có những quy định khác nhau). Nếu giá trị món đồ bị mất cao hơn mức quy định, hành vi đó được xem là tội nghiêm trọng hay còn gọi là trộm cắp tài sản có giá trị lớn. Nhiều người lầm tưởng ăn cắp vặt chỉ là “chuyện cỏn con” mà không ngờ đến những hậu quả nghiêm trọng nó có thể gây ra. Những hậu quả đó có thể nãy sinh trong tiến trình xin thị thực không định cư, xin chuyển đổi tình trạng di trú, xin thẻ xanh, xin quốc tich hoặc bị trục xuất khỏi Mỹ.


blankNguy cơ bị cấm nhập

Điều khoản 212 của Bộ Luật Di Trú đưa ra nhiều lý do khác nhau làm cơ sở để xác định một người “bị cấm nhập” vào Hoa Kỳ. Điều khoản này có thể gây khó khăn cho người nước ngoài khi xin thị thực định cư hoặc không định cư tại lãnh sự quán, khi đến cửa khẩu và xin phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ, hay khi nộp đơn xin gia hạn hoặc thay đổi tình trạng thị thực không định cư (I-539) hoặc xin điều chỉnh tình trạng di trú (I-485). Để được hưởng bất kỳ quyền lợi di trú nào nêu trên, người nước ngoài bắt buộc không được vi phạm Điều khoản 212.

Trong Điều khoản 212 có đề cập đến các hành vi phạm tội hình sự. Trong số đó có nếu một người từng bị kết án, thừa nhận từng gây ra “những tội băng hoại về mặt đạo đức”. Điều khoản này chưa nêu rõ những hành vi nào được xếp vào nhóm tội băng hoại về đạo đức nhưng khái niệm này đã và đang phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, theo luật pháp quy định, những hành vi liên quan đến trộm cắp thường được xem như tội mang tính băng hoại về đạo đức. Đây chính là lý do vì sao ăn cắp vặt có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Luật pháp có miễn trừ cho một số tội danh nhỏ nhất định. Dù vậy, điều này còn phụ thuộc vào mức phạt tù tối đa có thể áp dụng (không phải mức phạt tù thực tế) theo quy định của từng tiểu bang đối với mỗi hành vi phạm tội cũng như mức án tù thực tế được nhận của người phạm tội. Thế nên thật sai lầm nếu nghĩ rằng một người không phải ngồi tù vì hành vi mình gây ra sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong hồ sơ di trú. Và việc miễn trừ chỉ được áp dụng một lần duy nhất cho một lần phạm tội của một người trong đời, lần thứ hai vi phạm sẽ không có ngoại lệ.

Việc miễn trừ đó còn được gọi là “Ngoại lệ cho các án nhỏ”.  Điều kiện đặt ra là mức phạt tù tối đa có thể áp dụng theo luật hình sự không quá một năm và mức án tù được tuyên không quá sáu tháng. Người vi phạm thỏa mãn được hai điều kiện trên sẽ không bị cấm nhập vào Hoa Kỳ và hồ sơ di trú của họ cũng sẽ không bị từ chối. Tuy nhiên, vì khung hình phạt đối với tội ăn cắp vặt khá rộng nên trong nhiều tiểu bang, mức phạt tù tối đa có thể áp dụng đôi khi lên đến hơn một năm. Một người ăn trộm một gói kẹo cao su có thể bị xét xử chung một khung hình phạt với người ăn trộm một chiếc tivi. Mặc dù, người ăn trộm gói kẹo cao su ít có khả năng bị ngồi tù trong thực tế, nhưng nếu người này ở tiểu bang có mức phạt tù tối đa có thể áp dụng cho tội này lên đến hơn 1 năm thì họ sẽ không được nhận ngoại lệ nêu trên.

Một điều cần lưu ý là án treo cũng được xem như án tù. Án treo chỉ không yêu cầu người phạm tội chấp hành án được tuyên bởi tòa. Ví dụ, một người bị tuyên án ba năm nhưng mức án này có thể được hoãn lại nếu họ hoàn thời gian thử thách tù treo. Theo đó, mọi người có thể lầm tưởng mình không ở tù có nghĩa là không bị phạt tù. Vì vậy việc đọc hiểu kỹ các tài liệu liên quan đến vụ án là vô cùng cần thiết.

Để xác định được trường hợp nào được xét miễn trừ, người phạm tội phải cung cấp những tài liệu nêu rõ bản chất của vụ việc và mức phạt tại thời điểm vụ án xảy ra. Ngoài ra cần nộp hồ sơ lưu của tòa, thể hiện rõ lời buộc tội và bản tuyên án. Nếu những tài liệu trên chưa thực sự rõ ràng, bạn nên nhờ luật sư hình sự viết thêm một lá thư để giải trình những tài liệu nộp cho Sở Di trú hoặc cho viên chức lãnh sự.


Nguy cơ bị trục xuất

Như đã nói ở trên, một người đang xin thị thực đến Hoa Kỳ hoặc đang nộp mẫu đơn I-539 hay mẫu đơn I-485 có thể tránh được những rắc rối cho hồ sơ di trú nếu thỏa mãn được điều kiện ngoại lệ cho các án nhỏ. Tuy nhiên, có một số khác biệt trong việc trục xuất. Một người bị buộc tội băng hoại về mặt đạo đức trong vòng 5 năm ở Mỹ có thể sẽ bị trục xuất dù cho đó chỉ là tội ăn cắp vặt tại cửa hàng. Sự buộc tội đó có thể khiến một người bị trục xuất nếu mức phạt tù tối đa có thể áp dụng từ một năm trở lên. Trong trường hợp đó, mức hình phạt thực tế nếu có sẽ không được xét đến.

Hơn nữa, trong luật di trú, một tội nhẹ như ăn cắp vặt cũng có thể bị coi như “trọng tội”. Một người bị kết tội ăn cắp vặt nếu nhận mức án tù từ một năm trở lên, dù chỉ là án treo cũng là “trọng tội” và họ sẽ bị trục xuất cũng như bị từ chối hầu hết các mẫu đơn xin quyền lợi và hỗ trợ về di trú.


Khó khăn khi xin quốc tịch

Việc thể hiện mình là người có đạo đức tốt trong năm năm gần nhất sống ở Mỹ  (hoặc ba năm nếu có thẻ xanh thông qua kết hôn với công dân Mỹ) là vô cùng quan trọng khi nộp đơn xin quốc tịch. Nếu có bất kỳ buộc tội nào, bao gồm cả các tội liên quan đến đạo đức trong thời gian trên, hồ sơ rất dễ bị từ chối. Và đối với những tội danh nghiêm trọng hơn, đương nhiên Sở Di trú có thể xem xét thêm ngoài khung thời gian 3 năm hay 5 năm.

Một người đang xin quốc tịch chẳng may bị phát hiện từng có tiền án, rất có thể phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Nhưng Sở Di trú thường nhận được tin báo từ cảnh sát hoặc người tố tụng đối với những hành vi phạm tội hành hung hay nghiêm trọng của người ngoại kiều hơn là thông tin về tội ăn cắp vặt. Dù vụ việc diễn ra cách đây vài năm nhưng vẫn có thể sẽ bị phát hiện và trục xuất. Vì thế những ai đang gặp rắc rối với vấn đề này nên thảo luận trước với một luật sư di trú giỏi để tìm giải pháp trước khi nộp đơn xin quốc tịch.


Giải pháp cần cân nhắc

Để tránh vì lòng tham nhất thời mà gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, như ăn cắp vặt, tốt nhất không nên giao du với người xấu. Và nếu mọi sự đã rồi, nên liên hệ xin lời khuyên từ cả luật sư di trú và luật sư hình sự. Đối với Luật di trú Hoa Kỳ, có vẻ như nhận tội đối với án nhỏ thường nhận được một mức hình phạt thấp hơn, như án treo chẳng hạn. Đó sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho công dân Mỹ, nhưng đối với ngoại kiều thì không nên bởi việc nhận tội được nghiễm nhiên xem như bị buộc tội sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tình trạng cư trú. “Án treo trước khi xử án” có thể được coi là giải pháp vì nó không bị xem là đi tù theo luật tiểu bang, nhưng đối với luật di trú thì có. Một người ngoại kiều bị buộc tội tốt nhất nên tìm những luật sư giỏi về hình sự và di trú để có thể đưa ra giải pháp tối ưu.
15 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 762)
First Consulting Group xin chúc mừng chị Lê Ngọc Thúy đã đậu visa F4. Khi được hỏi về cảm nhận của mình khi nhận được visa, Chị Thúy không chỉ thể hiện sự vui vẻ và phấn khích mà còn không giấu được niềm hạnh phúc sâu sắc.
15 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 690)
Trong cuộc hành trình định cư của mỗi người, có những khoảnh khắc quan trọng và đáng nhớ, và chúng tôi hân hoan chia sẻ niềm vui và thành công của chị Phan Thị Minh Thư, người đã đạt được visa Mỹ. Đó là một bước tiến quan trọng trên con đường đến Mỹ, và chúng tôi không khỏi vui mừng khi thấy niềm hạnh phúc của chị Phan Thị Minh Thư.
14 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 720)
Đầu tiên, First Consulting Group xin chúc mừng anh Giao đã thành công nhận visa diện K1 đến Mỹ. Để có được thành công này, anh Giao cũng phải trải qua quá trình làm hồ sơ xin visa với nhiều khó khăn và thách thức.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 709)
Khi kết thúc một hành trình đầy khó khăn và thành công, niềm vui và phấn khích thường đến tự nhiên. Đó là câu chuyện của Chị Liên, một trong những khách hàng của First Consulting Group, ngày chị thành công nhận được visa tại văn phòng của chúng tôi.
10 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 746)
Với mong muốn được bảo lãnh Ba Mẹ sang Mỹ, con gái của Cô Lê đã chuẩn bị hồ sơ từ năm 2016 nhưng vướng phải những khó khăn và trục trặc dẫn đến hồ sơ không thành công. Khi đến với First Consulting Group, gia đình cũng không hy vọng làm được hồ sơ nhanh chóng mà chỉ mong hồ sơ thành công để có thể đoàn tụ cùng nhau ở xứ sở cờ hoa.
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5632)
Lịch chiếu kháng (hay còn gọi là lịch visa): Giúp các bạn có visa định cư Mỹ thuộc các diện F có thể biết hồ sơ của mình đã đến ngày đáo hạn hay chưa, cũng như dựa vào lịch chiếu kháng này để hướng dẫn chi tiết các cách làm hồ sơ định cư Mỹ, theo đó chuyển trạng thái hoàn tất hồ sơ và chờ ngày phỏng vấn.
20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1931)
Quý vị đã bao giờ tự hỏi vì sao nhiều doanh nhân và chuyên gia lựa chọn Visa L1 hoặc EB1C khi muốn định cư tại Mỹ? Mỗi loại visa có những ưu điểm và hạn chế riêng - nhưng làm sao để biết đâu là lựa chọn tối ưu cho tình hình cụ thể của mình? Luật sư Di trú Vũ Tuấn Huy - Luật sư điều hành tại First Consulting Group sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về 2 loại visa này trong video sau, để giúp quý vị có cái nhìn tổng quan, phân tích mỗi khía cạnh và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của mình.
20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1141)
Quý vị đang tìm hiểu về các diện visa L1 / EB1C cho doanh nhân và chuyên gia muốn định cư tại Mỹ? Một trong những câu hỏi quan trọng nhất là: Điều kiện cần để xem xét theo diện L1-EB1C là gì? Trong video này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết với Luật sư Di trú Vũ Tuấn Huy - Luật sư điều hành tại First Consulting Group - Tổ hợp luật sư hàng đầu về di trú Mỹ giúp Quý vị có thể tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt và tự tin hơn.
20 Tháng Mười Một 2023(Xem: 7969)
Khi thực hiện thủ tục bảo lãnh cho cha mẹ, việc chứng minh khả năng tài chính là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Vậy, loại tài sản nào được coi là hợp lệ và có giá trị trong quá trình này? Trong video này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những loại tài sản quý vị có thể sử dụng để chứng minh năng lực tài chính của mình, giúp quý vị tiến gần hơn tới mục tiêu bảo lãnh thành công.
15 Tháng Mười Một 2023(Xem: 766)
Sau hơn 6 năm chờ đợi, Anh Vũ Minh Phong đã có thể đoàn tụ cùng mẹ và gia đình mình tại xứ cờ hoa với diện visa Mẹ bảo lãnh con. First Consulting Group rất vui khi có thể đồng hành cùng gia đình Anh Phong từ thành viên gia đình đầu tiên cho đến khi cả nhà có thể ổn định và bắt đầu cuộc sống mới tại Mỹ.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin