z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

NGƯỜI NHẬP CƯ DIỆN K1 CÓ THỂ THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG THƯỜNG TRÚ SAU LY HÔN

14 Tháng Hai 20235:29 CH(Xem: 4240)
NGƯỜI NHẬP CƯ DIỆN K1 CÓ THỂ THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG THƯỜNG TRÚ SAU LY HÔN

NGƯỜI NHẬP CƯ DIỆN K1 CÓ THỂ THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG THƯỜNG TRÚ SAU LY HÔN
 

   Những người có visa diện K1 (hôn thê/hôn phu) đến Mỹ để kết hôn với người bạn đời của họ và luôn mong chờ một cuộc sống mới tốt đẹp tại đây. Tuy nhiên, nếu cuộc hôn nhân tan vỡ trước khi nộp đơn xin thay đổi tình trạng nhập cư thì người được bảo lãnh có khả năng không thể thay đổi tình trạng thường trú của mình. Vậy việc ly hôn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người nhập cư diện K1 ở Mỹ?


   Theo Luật của Sở Di Trú, người nhập cư diện K1 chỉ có thể trở thành thường trú nhân nếu cuộc hôn nhân của họ còn hiệu lực tại thời điểm đó. Do thời gian xem xét đơn “thay đổi tình trạng thường trú” kéo dài dẫn đến việc nhiều đương đơn K1 bị từ chối và phải trở về nước. Tuy nhiên, tại Tòa phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 (Ninth Circuit Court of Appeals) (bao gồm cả California), các đương đơn có thể thay đổi tình trạng thường trú ngay cả khi cuộc hôn nhân của họ đã kết thúc. 

9. thay-doi-tinh-trang-thuong-tru-nhan-hop-phap


   Đã có 2 trường hợp người nhập cư diện K1 trở thành thường trú nhân hợp pháp sau khi ly hôn. Trường hợp đầu tiên là của Yelena Choin. Cô đã được bảo lãnh sang Mỹ bởi hôn phu của mình, Albert Tapia. Sau khi kết hôn, Choin đã nộp đơn xin thay đổi tình trạng thành thường trú nhân hợp pháp và Sở Di Trú đã xem xét đơn của cô trong vòng 2 năm. Trong 2 năm đó, Choin và Tapia đã ly hôn và Sở Di Trú đã từ chối đơn của Choin. Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã đưa cô vào danh sách trục xuất. Thẩm phán Di trú và Hội đồng Kháng cáo Di trú cũng đã từ chối đơn xin thay đổi tình trạng thường trú của cô và ra lệnh trục xuất cô. Tất cả đều cho rằng, do Choin đã ly hôn nên không đủ điều kiện để trở thành thường trú nhân hợp pháp. Họ nói rằng quy chế điều chỉnh tình trạng thường trú quy định rằng đương đơn vẫn phải duy trì tình trạng hôn nhân vào thời điểm được chấp nhận thay đổi tình trạng thường trú.


   Tòa phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 cho biết vụ việc đã làm dấy lên ý nghĩa của cụm từ “kết quả hôn nhân của người nhập cư”. Sau nhiều lần xem xét và phân tích cụm từ này, Tòa án kết luận rằng chỉ cần người nhập cư diện K1 kết hôn với người bảo lãnh dựa trên hôn nhân thật sự và nộp đơn xem xét trở thành người nhập cư hợp pháp dựa trên hôn nhân đó thì thời gian trong mối quan hệ hôn nhân đó không liên quan. Do đó, các bên không cần phải duy trì tình trạng hôn nhân tại thời điểm xem xét đơn xin trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ.


   Trường hợp thứ 2 là của Natalyia Stokous. Cô đến Mỹ theo diện K1 và kết hôn với người bảo lãnh Borus Bengel. Cặp đôi đã ly hôn trước khi Stokous nộp đơn xin thay đổi tình trạng thường trú. Sở Di Trú đã từ chối đơn của cô và cô có thể bị trục xuất khỏi Mỹ. Dựa trên trường hợp của Choin, tòa án cho rằng việc Stokous đã ly hôn chồng trước khi nộp đơn xin thay đổi tình trạng thường trú không phải là lý do hợp lệ để từ chối đơn của cô. Và vì Stokous đã kết hôn với người bảo lãnh K1 của mình, nên cô ấy đủ điều kiện thay đổi tình trạng thường trú dựa trên cuộc hôn nhân mặc dù đã ly hôn vào thời điểm đó.


   Ly hôn là điều không ai mong muốn. Thật may mắn, Tòa phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 đã cho chúng ta biết ly hôn không có nghĩa là kết thúc cuộc sống ở Hoa Kỳ đối với những người nhập cư bằng visa K1.

Theo Reeves

   Để được hỗ trợ hồ sơ về di trú Mỹ, Quý vị có thể liên hệ ngay để được chúng tôi TƯ VẤN MIỄN PHÍ

HOTLINE:

Văn phòng Garden Grove: (877) 348-7869

Văn phòng San Jose: (408) 998-5555

Văn phòng Houston: (832) 353-3535

Văn phòng Việt Nam: (028) 3516-2118

www.ditrumy.com

 

17 Tháng Mười 2016(Xem: 21606)
Khi nhu cầu tìm kiếm cơ hội định cư ở Hoa Kỳ gia tăng, tại Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện xu hướng là các công ty dịch vụ hỗ trợ xin visa đã xúc tiến, giới thiệu chương trình xin visa theo diện lao động EB-3 cho những khách hàng mà không đủ khả năng xin visa đầu tư EB5 hoặc chỉ đơn giản là những khách hàng không muốn phải tốn kém quá nhiều để xin 1 vé định cư tại Mỹ.
14 Tháng Mười 2016(Xem: 26334)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/10/2009 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 22/01/2015 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/04/2010 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/01/2005 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
09 Tháng Chín 2016(Xem: 28370)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/09/2009 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 22/12/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 15/03/2010 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 22/12/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 01/11/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
11 Tháng Tám 2016(Xem: 26662)
Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/09/2009 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/11/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/02/2010 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/10/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 28743)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/05/2009 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/11/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 08/01/2010 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 15/09/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 23439)
Luật Di trú khá phức tạp, thường được xem xét và cân nhắc dưới góc độ của luật an ninh quốc gia và luật thuế do tính chất tinh vi và phức tạp của nó. Những hiểu nhầm thường gặp về luật di trú có liên quan đến những lời khuyên bổ ích vốn được chia sẻ trên internet hoặc bất cứ chỗ nào khác.
13 Tháng Sáu 2016(Xem: 32755)
Đây là chủ đề quen thuộc mỗi dịp lễ và được cập nhật thường xuyên cho quý độc giả. Những người mới nhập cư lạ lẫm với cách thức bán hàng trưng bày thoải mái ở Mỹ sẽ dễ nhất thời nảy sinh lòng tham khi thấy sơ hở. Thực tế, rất nhiều người không lường được những tội tưởng chừng nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nhập cư của mình,hay thậm chí bị kết án tù. Bài viết như một lời cảnh tỉnh đối với những người có ý định ăn cắp vặt tại cửa hàng.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 28366)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/03/2009 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 15/11/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 08/12/2009 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/09/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
16 Tháng Năm 2016(Xem: 26915)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 15/01/2009 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 08/11/2014 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 22/10/2009 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/12/2004 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 08/08/2003 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
18 Tháng Tư 2016(Xem: 27575)
- Diện F1 : Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ : Ngày 22/11/08 - Diện F2A : Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân : Ngày 01/11/14 - Diện F2B : Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân : Ngày 01/09/09 - Diện F3 : Con đã lập gia đình của công dân Mỹ : Ngày 01/12/04 - Diện F4 : Anh chị em của công dân Mỹ : Ngày 22/07/03 - Tu sĩ : Luôn luôn hiệu Lực
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin