z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Hồ sơ xin cứu xét nhân đạo khi người bảo lãnh mất

28 Tháng Sáu 20208:39 SA(Xem: 16615)
Hồ sơ xin cứu xét nhân đạo khi người bảo lãnh mất

HỒ SƠ XIN CỨU XÉT NHÂN ĐẠO KHI NGƯỜI BẢO LÃNH MẤT

Chuyên viên di trú: Lê Thị Tuyết Trinh


Bạn sẽ làm gì nếu chẳng may rơi vào tình huống người bảo lãnh cho bạn mất trong khi hồ sơ vẫn đang chờ đợi để được cấp thị thực? Nếu bạn có đủ 2 điều kiện sau đây:

1-    Người bảo lãnh mất sau khi hồ sơ đã được chấp thuận
2-    Bạn còn người thân bên Mỹ để giữ vai trò là người bảo lãnh thay thế. Có thể là cha/mẹ, anh, chị em ruột trên 21 tuổi, là thường trú nhân hoặc có quốc tịch Mỹ (tùy diện hồ sơ).

Bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xin cứu xét nhân đạo (gọi tắt hồ sơ nhân đạo), để được qua Mỹ.

Bài viết hôm nay, tôi xin chia sẽ quy trình và những giấy tờ cần thiết cho một hồ sơ xin cứu xét nhân đạo:

Quy trình gồm 3 bước:

ho-so-xin-cuu-xet-nhan-dao-khi-nguoi-bao-lanh-mat-ditrumy
Chuyên viên: Lê Thị Tuyết Trinh
Bước 1: Chuẩn bị lá thư cứu xét nhân đạo, được trình bày dưới dạng văn bản viết. Cụ thể nội dung lá thư trình bày những khó khăn mà những người thân bên Mỹ của bạn sẽ gặp phải nếu bạn không được cấp thị thực; những cơ hội phát triển và thay đổi chất lượng cuộc sống nếu bạn và gia đình bạn được qua Mỹ; bạn không còn ràng buộc gì ở Việt Nam; hoặc nguyên nhân hồ sơ của bạn bị chậm trễ dẫn đến người bảo lãnh mất trong thời gian chờ đợi đoàn tụ là do sự chậm trễ từ phía chính phủ, v.v

Bước 2: Chuẩn bị đơn bảo trợ tài chính và giấy tờ thuế của người bảo lãnh thay thế. Chúng tôi khuyến khích chọn người bảo lãnh thay thế đang đi làm và có thu nhập đủ mức để bảo trợ

Bước 3: Nộp hồ sơ nhân đạo lên cơ quan Sở di trú, nơi ban đầu chấp thuận đơn bảo lãnh I-130 của bạn, và chờ đợi

  • Thời gian xét duyệt hồ sơ nhân đạo: không có khung thời gian xét cụ thể. Thông thường trên 2 năm

Lệ phí chính phủ: miễn phí

Sau khi nộp toàn bộ hồ sơ xin cứu xét nhân đạo, Sở di trú sẽ gửi biên nhận cho bạn, thông báo về việc đã nhận hồ sơ. Lưu ý, mã số hồ sơ cứu xét nhân đạo vẫn là mã số I-130 đã được chấp thuận trước đó

Những giấy tờ cần thiết:
-    Giấy chấp thuận đơn bảo lãnh I-130
-    Giấy chứng tử của người bảo lãnh
-    Giấy chứng minh quan hệ giữa đương đơn chính và người bảo lãnh thay thế. Đối với trường hợp, người thay thế là anh/chị/em thì cần khai sinh của 2 bên. Trường hợp người bảo lãnh là cha/mẹ thì cần khai sinh của đứa con
-    Giấy chứng nhận tình trạng thường trú của người bảo lãnh thay thế: thẻ xanh hoặc bằng quốc tịch
-    Hồ sơ thuế năm gần nhất của người bảo lãnh thay thế, để chứng minh đủ khả năng bảo trợ tài chính
-    Những bằng chứng : bằng cấp chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của những người đang xin cứu xét nhận đạo, chứng minh không còn ràng buộc về tài sản, nhà cửa (ví dụ đã bán nhà và đang ở thuê), công việc (đã nghỉ làm, hoặc thu nhập thấp), không còn thân nhân tại Việt Nam.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
17 Tháng Tư 2020(Xem: 13976)
Để nộp đơn bảo lãnh cho anh chị em Công dân Mỹ cần phải chứng minh mối quan hệ của họ là anh chị em, cách đơn giản nhất là dùng khai sanh để chứng minh có cùng cha cùng mẹ hoặc cùng một cha hoặc cùng một mẹ.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 12909)
Các quy định về “Gánh nặng xã hội” (Public charge) đã được Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) chính thức áp dụng kể từ ngày 24/2/2020 trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, ngoại trừ tiểu bang Illinois. Theo đó từ ngày 24/2/2020, USCIS buộc người nộp mẫu đơn I-485 (Đơn đăng ký thường trú hoặc còn gọi là đơn điều chỉnh tình trạng cư trú) phải nộp kèm mẫu đơn I-944.
16 Tháng Tư 2020(Xem: 10422)
Trong những bài viết trước chúng tôi đã bàn về khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư định cư tại Mỹ khi dịch bệnh coronavirus đang bắt đầu bùng phát mạnh tại Mỹ. Cho đến thời điểm này chúng ta đã thấy sự tác hại ghê gớm như thế nào của dịch bệnh coronavirus đối với nước Mỹ và các nền kinh tế trên toàn thế giới.
14 Tháng Tư 2020(Xem: 12304)
Tôi là thường trú nhân, tôi đã về Việt Nam gần 6 tháng. Vì tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, tôi có thể xin gia hạn thời gian ở Việt Nam và sẽ quay trở lại Mỹ sau được không? Nếu tôi ở trên 6 tháng, có ảnh hưởng gì đến tình trạng cư trú và nhập tịch Hoa Kỳ của tôi sau này không?
08 Tháng Tư 2020(Xem: 13181)
Luật di trú liệt kê 8 mối quan hệ có thể bảo lãnh thân nhân sang Mỹ định cư, trong đó có 3 mối quan hệ không giới hạn số visa hàng năm nên không cần phải chờ đợi visa... Vì bị giới hạn số lượng visa nên hồ sơ nộp vào phải chờ đợi tùy theo số lượng hồ sơ nộp vào nhiều hay ít. Chính vì thế, hàng tháng Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) công bố lịch chiếu khán cho biết những năm ưu tiên này đang xét đến thời gian nào để hồ sơ đến hạn được định cư tại Hoa Kỳ.
08 Tháng Tư 2020(Xem: 9417)
Tất cả các loại visa định cư được cấp ra hàng tháng theo các diện đều do cơ quan Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quyết định số chiếu khán visa trong mỗi tháng. Đối với loại visa dành cho diện bảo lãnh trực hệ (immediate relatives), không có tiêu chuẩn trong giới hạn visa cấp ra. Diện bảo lãnh trực hệ bao gồm các diện sau : Bảo lãnh vợ/chồng, con cái dưới tuổi vị thành niên, cha mẹ của công dân Mỹ.
06 Tháng Tư 2020(Xem: 15981)
Để nộp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, theo từng giai đoạn người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần có những giấy tờ và điền những đơn từ sau: Người bảo lãnh: - Hộ chiếu Mỹ hoặc thẻ xanh 2 mặt - Giấy tờ nhập cảnh: Một trong các giấy tờ sau: + Trang Visa dán trên Hộ chiếu Mỹ (nếu là quốc tịch Mỹ) + Hộ chiếu Việt Nam (nếu là thường trú nhân)
02 Tháng Tư 2020(Xem: 12168)
Trong quá trình tư vấn cho chương trình đầu tư định cư visa L1/EB1C chúng tôi gặp khá nhiều câu hỏi rất thú vị và thực tế của khách hàng.
31 Tháng Ba 2020(Xem: 11896)
Trong bài viết trước chúng tôi đã nói về sự quan trọng của việc phải mướn văn phòng ở Mỹ cho những trường hợp xin visa đầu tư L1 qua Mỹ mở công ty con. Trong bài viết này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi “Làm sao mướn được văn phòng phù hợp và hạn chế rủi ro nếu hồ sơ L1 phải làm lại hoặc chờ đợi quá lâu”
26 Tháng Ba 2020(Xem: 11085)
Bài viết này chúng ta sẽ bàn trong giới hạn những doanh nghiệp đang có ý định mở rộng đầu tư định cư ở Mỹ qua visa đầu tư định cư L1/EB1C, phương cách làm sao có thể vượt qua khủng hoảng và tìm kiếm cơ hội ở thị trường Mỹ sau khủng hoảng.
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin