z4426031415104_10fbf81a4b189bb492ebc2ee671b0c8d
web-banner-mobile-v2-light

Tìm hiểu về mẫu đơn I-944

17 Tháng Tư 20207:28 SA(Xem: 12914)
Tìm hiểu về mẫu đơn I-944

TÌM HIỂU VỀ MẪU ĐƠN I-944


Các quy định về “Gánh nặng xã hội” (Public charge) đã được Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) chính thức áp dụng kể từ ngày 24/2/2020 trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, ngoại trừ tiểu bang Illinois.

Theo đó từ ngày 24/2/2020, USCIS buộc người nộp mẫu đơn I-485 (Đơn đăng ký thường trú hoặc còn gọi là đơn điều chỉnh tình trạng cư trú) phải nộp kèm mẫu đơn I-944.

Mẫu đơn I-944 là gì?

tim-hieu-ve-mau-don-i-944-ditrumyĐơn I-944 là đơn cam kết về khả năng tự lực để không trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ.

Bên cạnh việc xem xét hồ sơ về khả năng bảo trợ tài chính (Có người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ ký I-864), USCIS sẽ đánh giá thêm 5 yếu tố được trình bày trong mẫu đơn I-944 để quyết định xem người nhập cư có khả năng tự hỗ trợ bản thân và hộ gia đình của họ mà không cần dựa vào lợi ích công cộng hay không. Mục tiêu cuối cùng là xác định liệu một người nhập cư có khả năng trở thành gánh nặng xã hội trong tương lai hay không.

5 yếu tố trong mẫu đơn I-944 và cách đánh giá của USCIS

1. Tuổi tác:
-  Đương đơn dưới 18 được đánh giá dựa trên cha mẹ hoặc người bảo hộ
-  Đương đơn từ 18-61 tuổi (trong độ tuổi lao động): Điểm cộng
-  Đương đơn trên 62: Điểm trừ

2. Sức khỏe: Dựa vào kết quả khám sức khỏe xin thẻ xanh
- Sức khỏe tốt: Điểm cộng
- Sức khỏe yếu (mắc bệnh nan y, cần điều trị với thời gian dài và chi phí cao): Điểm trừ

3. Hoàn cảnh gia đình
- Không có người phụ thuộc: Điểm cộng
- Có người phụ thuộc về tài chính  (con cái, cha mẹ, anh chị em): Điểm trừ

4. Tài sản, thu nhập (Chứng khoán, bất động sản, ngân hàng...)
- Tài sản nhiều, giá trị cao: Điểm cộng
- Không có tài sản, điểm tín dụng thấp, xin trợ cấp xã hội (tùy chương trình): Điểm trừ

5. Giáo dục, kỹ năng:
- Có bằng cấp, chứng nhận nghề, kỹ năng ngoại ngữ, thư mời làm việc từ công ty bên Mỹ: Điểm cộng
- Không có: Điểm trừ

USCIS sẽ cân nhắc tất cả các yếu tố trên với nhau và đưa ra quyết định cuối cùng về hồ sơ. Nếu yếu tố tiêu cực (điểm trừ) nhiều hơn yếu tố tích cực (điểm cộng) thì rủi ro hồ sơ của đương đơn sẽ bị USCIS từ chối cho dù mối quan hệ bảo lãnh được chứng minh là thật 100%.

Lệ phí, giấy tờ yêu cầu cho mẫu đơn I-944

Hiện tại, USCIS không áp dụng lệ phí cho mẫu đơn I-944.

Đương đơn cần nộp tất cả bằng chứng liên quan đến các chi tiết được liệt kê trong mẫu đơn I-944. Trong trường hợp tài liệu hỗ trợ không có sẵn, đương đơn cần giải thích lý do.

Qua tìm hiểu, chúng ta đã biết thêm về tầm quan trọng của mẫu đơn I-944 đối với hồ sơ xin thẻ xanh. First Consulting Group cam kết sẽ giúp quý khách hoàn thành mẫu đơn này một cách chính xác và đầy đủ nhất để cơ hội thành công của hồ sơ là cao nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118
09 Tháng Giêng 2024(Xem: 774)
Khi nộp đơn bảo lãnh cha mẹ để họ có thể định cư tại Hoa Kỳ, người bảo lãnh có hai bước chính cần thực hiện: nộp đơn I-130 và hoàn tất quy trình xử lý hồ sơ tại Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC). Mỗi bước trong quá trình này yêu cầu sự chú ý đến chi tiết và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn, để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện khi nộp đơn bảo lãnh cha mẹ, cũng như chi tiết về quy trình tại NVC, mời Quý vị tham khảo bài viết chi tiết sau đây.
06 Tháng Giêng 2024(Xem: 996)
Khám phá 10 khu vực nông thôn hàng đầu để cân nhắc cho kế hoạch đầu tư EB-5 với dữ liệu chắc chắn. Các nhà đầu tư nếu xem xét các dự án nông thôn để được ưu tiên xử lý và các khu vực có phân bổ cao nhất cho thị thực EB5 dành riêng có thể gặp rủi ro về vốn do thiếu thông tin khách quan.
04 Tháng Giêng 2024(Xem: 859)
Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh con của mình qua Mỹ để định cư theo 3 trường hợp sau: một là, công dân Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi, độc thân. Hai là, công dân Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi, độc thân. Ba là, công dân Mỹ bảo lãnh con đã có gia đình.
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 697)
Liệu có hướng đi nào tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài để có được Thẻ Xanh để định cư trong khoảng thời gian ngắn nhất và hạn chế được nhiều rủi ro, vấn đề phát sinh hay không? Có một cách vừa đáp ứng được những yếu tố trên và giúp được nhà đầu tư có được thẻ xanh, đó là thông qua cách đầu tư thông qua các trung tâm khu vực (Regional Center) để có được thẻ xanh. Quý vị hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1068)
Để có được thẻ xanh EB5 của Hoa Kỳ, các nhà đầu tư có hai lựa chọn: đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư vào các dự án của trung tâm khu vực. Với đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư tự tìm kiếm và tài trợ trực tiếp cho các dự án, và với trung tâm khu vực, các nhà đầu tư chọn từ các dự án được tài trợ mà các trung tâm khu vực đã tạo hoặc xác định. Tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.
28 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 832)
Chương trình EB-5 có sự cải tiến và phát triển với số lượng lớn số đơn xin bảo lãnh I-526E cho các dự án ở khu vực ở nông thôn và có được sự chấp thuận từ Sở Di Trú chỉ trong vòng 6 tháng. Một số dự án đã được thông qua với cột mốc ngắn khoảng từ 4 đến 5 tháng. Mời quý vị cùng tìm hiểu rõ hơn về dự án Frederick một dự án có visa dành riêng đủ tiêu chuẩn cho quá trình xử lý nhanh.
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 800)
Khu Vực Tạo Việc Làm Mục Tiêu (TEAs) đóng một vai trò quan trọng trong chương trình đầu tư định cư EB-5, mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích, trong đó có việc giảm yêu cầu vốn đầu tư đầu tư tối thiểu xuống còn $800,000 so với mức tiêu chuẩn là $1,050,000.
19 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 5141)
Lịch chiếu khán (hay còn gọi là lịch visa): Giúp các bạn có visa định cư Mỹ thuộc các diện F có thể biết hồ sơ của mình đã đến ngày đáo hạn hay chưa, cũng như dựa vào lịch chiếu kháng này để hướng dẫn chi tiết các cách làm hồ sơ định cư Mỹ, theo đó chuyển trạng thái hoàn tất hồ sơ và chờ ngày phỏng vấn.
18 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2051)
Visa L1A cung cấp cơ hội cho các doanh nhân và nhà quản lý nước ngoài để làm việc tại Mỹ trong vị trí quản lý cấp cao. Để được cấp L1A, công ty nước ngoài phải có một chi nhánh hoặc công ty con tại Mỹ. Vậy nếu ngành nghề kinh doanh của công ty tại Mỹ khác công ty mẹ ở Việt Nam có được cấp L1A không? Vớii vấn đề này, chúng ta cần xem xét một số yếu tố quan trọng sau đây.
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 755)
Vì khoảng cách địa lý tương đối xa nên rất khó để chuẩn bị giấy tờ, nhưng nhờ có bên văn phòng quá chu đáo, luôn kĩ lưỡng từng bước ở cả hai đất nước nên anh chị cũng rất an tâm
DỊCH VỤ DI TRÚ
BẠN ĐẶT CÂU HỎI
Họ Tên *
Email *
Số điện thoại *
Tiêu đề*
Nội dung *
Đính kèm file
Chọn tập tin