Sự Khác Nhau Giữa Đầu Tư Định Cư EB5 Và Đầu Tư Định Cư L1/EB1-C

24 Tháng Chín 20182:47 CH(Xem: 7324)
Sự Khác Nhau Giữa Đầu Tư Định Cư EB5 Và Đầu Tư Định Cư L1/EB1-C

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ EB5 VÀ ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ L1/EB1C



 

L1/EB1-C

EB5

Loại hình kinh doanh

Dành cho các công ty, tập đoàn đa quốc gia muốn đưa một người quản lý cấp cao sang làm việc cho chi nhánh, công ty con hoặc công ty  đồng sở hữu tại Mỹ. Công ty tại Mỹ sẽ là bên bảo lãnh cho đương đơn xin thẻ xanh. Công ty tại Mỹ phải hoạt động ít nhất 1 năm trước khi nộp đơn xin EB1C.

Một doanh nhân ở Việt Nam muốn định cư qua Mỹ theo dạng L1/EB1C phải mở doanh nghiệp ở Mỹ hoặc mua lại một doanh nghiệp ở Mỹ và dùng doanh nghiệp này để bảo lãnh cho bản thân mình hoặc người quản lý của công ty. Người xin L1/EB1C không cần phải là chủ doanh nghiệp

Chương trình EB5 dành cho những cá nhân muốn đầu tư vào những dự án thương mại, kinh doanh tại Mỹ, có thể là dựa án trung tâm vùng (the Regional Center Program) hoặc dự án EB5 trực tiếp (Direct Investment EB5 projects). Cá nhân này không cần phải liên kết với bất kỳ tổ chức công ty nào, và không cần có công ty bảo lãnh.

 

Nguồn tiền và vốn đầu tư

Không yêu cầu chứng minh nguồn tiền đầu tư cũng như số lượng vốn đầu tư đối với diện L1/EB1-C. Nếu như công ty tại Mỹ là công ty con mới được thành lập, thì Sở Di Trú sẽ yêu cầu bằng chứng chuyển tiền từ công ty mẹ tại Việt Nam. Số vốn đầu tư chỉ cần đủ để công ty bắt đầu vận hành trong thời gian đầu. Sở Di Trú chỉ chú trọng vào các điều kiện của công ty và đương đơn.

Đối với EB5, yêu cầu nguồn vốn đầu tư ít nhất là $500,000 - $1,800,000. Hơn thế nữa, nhà đầu tư phải chứng minh được nguồn tiền đầu tư là nguồn sạch, từ đâu mà có.

 

Chức vụ của đương đơn

Chức vụ của đương đơn xin EB1C bắt buộc phải là nhà quản lý hoặc điều hành cấp cao với trách nhiệm liên quan đến việc quyết định các vấn đề quan trọng, quản lý những người quản lý khác và điều hành toàn bộ công ty.

Điều này có nghĩa là công ty phải có nhiều nhân viên (tối thiểu là 10 nhân viên), với qui mô như vậy thì đương đơn xin L1/EB1C mới có thể trở thành quản lý cấp cao được.

Đương đơn EB5 không bắt buộc phải tham gia vào việc kinh doanh của doanh nghiệp mà mình đầu tư

Yêu cầu đối với đương đơn

Không có yêu cầu về bằng cấp, tuy nhiên đương đơn bắt buộc phải làm việc cho công ty tại Việt Nam ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm trước khi nộp đơn, trong vị trí quản lý/điều hành cấp cao. Không có yêu cầu về bằng cấp hay kinh nghiệm.

Không cần có doanh nghiệp.

 

Yêu cầu đối với phía công ty

Công ty tại Mỹ phải hoạt động trên 1 năm và có ít nhất 10 nhân viên để bảo đảm cho vị trí quản lý cao cấp.

Công ty tại Việt Nam và công ty tại Mỹ phải là cùng một công ty, tức là có mối quan hệ đủ tiêu chuẩn, như: công ty mẹ/con, công ty chi nhánh hoặc công ty đồng sở hữu.

Về mặt doanh thu của cả công ty Mỹ và Việt Nam thì không có yêu cầu con số chính xác. Dĩ nhiên doanh thu cao, cho thấy tình hình kinh doanh ổn định sẽ là một lợi thế. Phía công ty bên Việt Nam  chỉ cần chứng minh đủ khả năng tài chính để đầu tư kinh doanh tại Mỹ. Và phía công ty bên Mỹ, ở giai đoạn EB1C chứng minh công ty có đủ tiền trả lương cho đương đơn đến khi có thẻ xanh là được.

Chìa khóa để thành công EB1C chính là cơ cấu tổ chức công ty phải đủ qui mô để đương đơn có thể trở thành một nhà quản lý/điều hành cấp cao, chứ không phải một người quản lý công việc hằng ngày của công ty.

Dự án thương mại được đầu tư phải đảm bảo có thể tạo ra ít nhất 10 việc làm full-time cho công dân Mỹ.

Tình trạng thẻ xanh

Thẻ xanh được cấp là thẻ xanh vĩnh viễn.

Khi đương đơn đến Mỹ sẽ được cấp thẻ xanh 2 năm, và sau 2 năm phải nộp đơn xin thẻ xanh 10 năm (thẻ xanh vĩnh viễn). Lúc này Sở Di Trú sẽ xét xem dự án của nhà đầu tư có đạt chuẩn về thuê mướn nhân sự hay không.

Thời gian chờ đợi

Trung bình khoảng 11-18 tháng để Sở Di Trú chấp thuận hồ sơ xin visa đầu tư định cư EB1C, sau khi chấp thuận thì khoảng 3-5 tuần sẽ nhận được thẻ xanh nếu làm hồ sơ xin thẻ xanh ở Mỹ (đơn I-485).

Nếu phỏng vấn ở Việt Nam thì sau khi Sở Di Trú chấp thuận, khoảng 4-6 tháng sau sẽ được phỏng vấn xin visa đầu tư định cư EB1C.

Trong thời gian chờ đợi, đương đơn có thể xin visa L1 để qua Mỹ làm việc. Với L1, Sở Di Trú sẽ xét nhanh trong khoảng 15 ngày, còn xét thường trong khoảng 3-6 tháng.
Theo lịch chiếu khán đến thời điểm hiện tại, thời gian chờ đợi cho hồ sơ EB5 có thể lên đến 7-8  năm.

Sau khi đến Mỹ, đương đơn sẽ được cấp thẻ xanh 2 năm và sau 2 năm sẽ phải nộp đơn xin thẻ xanh 10 năm. Thời gian cứu xét xin thẻ xanh 10 là 2 năm. Vậy nếu tính từ ngày nộp đơn EB5 đến khi có thẻ xanh vĩnh viễn là khoảng 10 năm.

Mức độ rủi ro

Đương đơn sẽ mở doanh nghiệp tại Mỹ và tự kinh doanh để đạt được số nhân viên theo yêu cầu. Tất cả rủi ro là do đương đơn kiểm soát. Sở Di Trú không quan tâm công ty có lợi nhuận hay thua lỗ, miễn là đạt được  số nhân viên theo yêu cầu (mục đích là để chứng minh đương đơn thật sự là người quản lý cao cấp)

Đương đơn có thể đầu tư những ngành nghề rủi ro cao để lấy lợi nhuận hoặc đầu tư những ngành nghề rủi ro rất thấp để bảo đảm nguồn vốn đầu tư.

Đương đơn sẽ phải mở doanh nghiệp tại Mỹ.
Khi đầu tư theo diện EB5, đương đơn sẽ chuyển tiền cho dự án đầu tư EB5 (Regional Center) và sẽ không kiểm soát được rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Nếu dự án phá sản hoặc không tạo đủ 10 việc làm, đương đơn sẽ không được cấp visa hoặc sẽ không chuyển từ thẻ xanh 2 năm sang 10 năm được. Có khả năng sẽ mất tiền đầu tư và thẻ xanh nếu như dự án bị phá sản.

Chú ý: không có dự án nào là của chính phủ, và tất cả các dự án đều có rủi ro (không giống như những lời quảng cáo).

Lợi nhuận

Nhà đầu tư sẽ được hưởng tất cả lợi nhuận tạo ra bởi công ty và không phải chia sẻ cho bất cứ ai. Thường thì lợi nhuận từ các dự án EB5 (Regional Center) trả cho nhà đầu tư là 1-2% mỗi năm. Tất cả lợi nhuận thật sự từ dự án sẽ do chủ dự án hưởng lợi. Tất cả những rủi ro có thể xảy ra sẽ do nhà đầu tư gánh chịu.

Vợ và con của nhà đầu tư

Vợ/chồng của đương đơn và các con nhỏ dưới 21 tuổi sẽ được định cư chung. Vì thời gian chờ đợi chỉ có 1,5 -2 năm nên các con nhỏ sẽ ít bị loại vì quá tuổi. Vợ/chồng của đương đơn và các con nhỏ dưới 21 tuổi sẽ được định cư chung. Tuy nhiên, vì thời gian chờ đợi sẽ lên đến 6-7 năm nên các con có thể sẽ bị loại nếu đến ngày phỏng vấn mà các cháu đã qua 21 tuổi.


ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:

Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: (408) 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118

BÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ L1/EB1C